KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC SAU MỔ TIÊU HÓA

Nguyễn Hoàng1,, Phạm Đức Huấn2, Nguyễn Văn Linh3
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Vinmec Times City
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị viêm phúc mạc sau mổ tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu trên 33 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm phúc mạc sau mổ tiêu hóa được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng nội khoa, điều trị can thiệp, điều trị phẫu thuật từ tháng 01/2021 đến tháng 08/2022. Kết quả và bạn luận: 33 bệnh nhân viêm phúc mạc sau mổ tiêu hóa với độ tuổi trên 50 chiếm ưu thế, chiếm 60,6%. Bệnh nội khoa phối hợp gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân viêm phúc mạc toàn thể, gặp ở 66,67% trường hợp. Biến chứng viêm phúc mạc khu trú gặp nhiều hơn, chiếm 72,7%; viêm phúc mac toàn thể chiếm 27,3%. Viêm phúc mạc khu trú có 41,7% trường hợp được điều trị nội khoa đơn thuần, 54,2% được điều trị bằng can thiệp (dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm), 4,2% được điều trị bằng phẫu thuật; trường hợp điều trị bằng phẫu thuật là trường hợp có rò miệng nối ống tiêu hóa. Tất cả các trường hợp viêm phúc mạc toàn thể được điều trị bằng phẫu thuật. Kết quả điều trị giai đoạn sớm: không có bệnh nhân nào xảy ra biến chứng sớm hoặc tử vong. Kết luận: Chẩn đoán sớm viêm phúc mạc sau mổ tiêu hóa khó, điều trị viêm phúc mạc toàn thể sau mổ tiêu hóa là điều trị bằng phẫu thuật, điều trị viêm phúc mạc khu trú sau mổ tiêu hóa chủ yếu điều trị bằng can thiệp và điều trị nội khoa đơn thuần

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sylvie Gueroult; Yann Parc; Franc¸oise Duron; Franc¸oise Paye; Rolland Parc. Completion Pancreatectomy for Postoperative Peritonitis After Pancreaticoduodenectomy. 2004; 139:16-19.
2. Bader F, Schröder M, Kujath P, Muhl E, Bruch H, Eckmann C (2009), Diffuse Postoperative Peritonitis – Value Of Diagnostic Parameters And Impact Of Early Indication For Relaparotomy, Eur J Med Res, 14, pp. 491-496.
3. Thierry Bensignor, Jeremie Lefevre, Ben Creavin, Najim Chafai, Thomas Lescot, et al. Postoperative Peritonitis After Digestive Tract Surgery: Surgical Management and Risk Factors for Morbidity and Mortality, a Cohort of 191 Patients. World Journal of Surgery, Springer Verlag, 2018, 42 (11), pp.3589 – 3598
4. Traoré A, et al. (2014) Post-Operative Peritonitis: Diagnostic Problems, Morbidity and Mortality in Developing Countries. Surgical Science, 5, 363-367.
5. Büchler M, Baer H, Brügger L, et al. Chirurgische Therapie der diffusen Peritonitis:Herdsanierung und intraoperative extensive Lavage. Chirurg (1997) 68: 811–815.
6. Tariq Hameed, Awadh Kumar, Shivanand Sahni, Rahul Bhatia and Ajit Kumar Vidhyarthy. Emerging Spectrum of Perforation Peritonitis in Developing World. Frontiers in Surgery. 2020; 7:50.