ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN 19/8 BỘ CÔNG AN

Đỗ Thị Hồng Khanh1,, Nguyễn Việt Dũng1, Đoàn Thị Phương Thảo1, Hồ Thị Vân Khánh1
1 Bệnh viện 19-8

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth (EBMT) trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (HP) tại bệnh viện 19/8 – Bộ Công An, giai đoạn 2021 – 2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 334 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội Tiêu hóa, bệnh viện 19/8 Bộ Công an từ tháng 01/2021 đến 06/2023. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng và chẩn đoán xác định có nhiễm Helicobacter pylori. Tất cả bệnh nhân được điều trị phác đồ 4 thuốc có Bismuth gồm: Esomeprazole 40mg 2 lần/ngày, Bismuth 120mg 4 lần/ngày, Metronidazole 250mg 4 lần/ngày và Tetracyline 500mg 4 lần/ngày trong 14 ngày, riêng Esomeprazole uống kéo dài thêm 2 tuần với liều 40mg/ ngày. Trong vòng 4 -8 tuần sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân được hẹn tái khám lại nhằm đánh giá hiệu quả tiệt trừ HP, tình trạng còn nhiễm HP được kiểm tra lại bằng Clo test hoặc Urease test nhanh. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ thành công HP là 94,9%, thất bại là 5,1%. Tỷ lệ tiệt trừ HP thành công ở nhóm dưới 40 tuổi, 40-59 tuổi và ≥ 60 tuổi tương ứng là 97,3%, 94,4% và 76,7%. Sự khác biệt tỷ lệ tiệt trừ HP ở ba nhóm này có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Tác dụng phụ chiếm 15,6%. Các phản ứng phụ thường gặp buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy. Kết luận: Phác đồ 4 thuốc có Bismuth có tỷ lệ tiệt trừ HP rất cao. Tác dụng phụ ít gặp nhưng không nghiêm trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lương Quốc Hùng, Phạm Văn Lình, Kha Hữu Nhân (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 20, tr.22-28.
2. Trần Văn Huy (2019), Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pyloribằng phác đồ bốn thuốc có Bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Tạp chí Y Dược học -Trường Đại học Y Dược Huế, 9(2), tr.28-32
3. Nguyễn Thanh Liêm (2020), Ảnh hưởng của kiểu gen CYP2C19 đến tỷ lệ tiệt trừ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng bằng phác đồ bốn thuốc Rabeprazol, Bismuth, Tetracycline và Tinidazole, Tạp chí Y -Dược quân sự, (3), tr.10-14
4. Vũ Diễm My, Hoàng Thị Phương Chi, Bùi Hữu Hoàng, Đỗ Thị Thanh Thủy (2016), Khảo sát kiểu gen Cytochrome P450 3A4 Subtype 1B (CYP3A4*1B) trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr.319-323
5. Trần Thị Khánh Tường, Vũ Quốc Bảo (2017), Hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, 7(3), tr.29-34
6. Bang Chang Seok, Lim Hyun, et al. (2020), Amoxicillin or tetracycline in bismuth-containing quadruple therapy as first-line treatment for Helicobacter pyloriinfection, Gut Microbes,11(5), pp.1314-1323
7. Kim So Jeong, Chung Jun - Wong, et al. (2019), Two-week bismuth-containing quadruple therapy and concomitant therapy are effective first-line treatments for Helicobacter pylorieradication: A prospective open-label randomized trial, World Gastroenterol, 25(46), pp.6790-6798
8. Yan Tian -Lian, Gao Jian - Guo, et al. (2020), Current status of Helicobacter pylorieradication and risk factors for eradication failure, World J Gastroenterol, 26(32), pp.4846- 4856. (Ngày nhận bài: 17/7/2021 -Ngày duyệt đăng: 22/9/2021)