KẾT QUẢ XỬ TRÍ CẮT CƠN CO GIẬT Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TUỔI THEO PHÁC ĐỒ APLS TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Ngô Anh Vinh1,, Nguyễn Thị Uy2, Hoàng Thị Huế2, Lê Ngọc Duy1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả xử trí cắt cơn co giật ở trẻ em theo phác đồ cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS: Advanced Pediatric Life Support). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi có cơn co giật và được xử trí cắt cơn tại khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: hầu hết bệnh nhân cắt được cơn co giật ở bước 1 (chiếm 75,5%). Trong các thuốc cắt cơn co giật, midazolam tiêm tĩnh mạch được sử dụng nhiều nhất chiếm 77%, tiếp theo là sodium valproate (19,7%), midazolam tiêm bắp (14,8%), diazepam thụt hậu môn (13,1%) và midazolam duy trì (9,8%). Tỉ lệ cắt cơn co giật thành công của midazolam tiêm tĩnh mạch, midazolam tiêm bắp, diazepam thụt hậu môn lần lượt là 71,7%, 88,9% và 75% và sự khác biệt giữa các thuốc không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thời gian cắt cơn trung bình của midazolam tiêm tĩnh mạch ngắn nhất với 1,0 ± 0,5 (phút) và midazolam tiêm bắp là 2,0 ± 0,7 (phút) diazepam là 2,5 ± 0,5(phút). Kết luận: hầu hết bệnh nhân được cắt cơn co giật ở bước 1 và midazolam là thuốc được sử dụng nhiều nhất. Midazolam là thuốc cắt cơn co giật hiệu quả ở trẻ em trong đó midazolam tiêm bắp ưu tiên lựa chọn khi bệnh nhân chưa có đường truyền tĩnh mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nahin Hussain a, Richard Appleton a, Kent Thorburn b (2007). Aetiology, course and outcome of children admitted to paediatric intensive care with convulsive status epilepticus: A retrospective 5-year review. Seizure 16, 305—312.
2. Ayesha Abbasi, Ghazala Kazi, Saman Siddiqui, et al (2020). Clinical profile & management of children with seizures presenting to pediatric emergency department: A cross-sectional study. International Journal of Surgery Open, 27, 188-191.
3. Bùi Thu Phương, Phạm Thị Thuận (2022). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt ở trẻ em tại bệnh viện trung ương quân đội 108. Tạp chí Nhi khoa, 15 (5), tr 96-101.
4. S. Sartori, M. Nosadini, G. Tessarin, C. Boniver, A.C. Frigo, et al. First-ever convulsive seizures in children presenting to the emergency department: risk factors for seizure recurrence and diagnosis of epilepsy. Dev Med Child Neurol, 61 (1) (2019), pp. 82-90.
5. Argent A., Arrowsmith P., Charters A., et al (2016). The convulsing child. Advanced Paediatric Life Support, 6th Edition,, pp. 99-107.
6. Welch, R. D., Nicholas, et al. (2015). Intramuscular midazolam versus intravenous lorazepam for the prehospital treatment of status epilepticus in the pediatric population. Epilepsia, 56: 254-262..
7. Nguyễn Anh Tuấn, Trương Thị Mai Hồng, Lê Thanh Hải (2017). Đánh giá kết qủa điều trị cấp cứu cắt cơn co giật ở trẻ em theo phác đồ APLS. Y học thực hành 1031 (1), 68-70.
8. Nicholas S Abend, Jimmy W Huh, Mark A Helfaer, et al (2008). Anticonvulsant medications in the pediatric emergency room and intensive care unit. Pediatr Emerg Care. 24(10):705-18.
9. Ali Akbar Momen, Reza Azizi Malamiri, Ali Nikkhah, et al (2015). Efficacy and safety of intramuscular midazolam versus rectal diazepam in controlling status epilepticus in children. Eur J Paediatr Neurol; 19(2):149-54.