NGỪNG TIM TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI TƯ THẾ NGỒI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Phạm Quang Minh1,, Nguyễn Văn Sơn1, Nguyễn Lương Bằng2, Lê Văn Tiến2, Nguyễn Thị Liễu1, Nguyễn Thị Linh2, Nguyễn Thị Dương2, Nguyễn Thành Lâm1, Nguyễn Hữu Tú1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tư thế ngồi được sử dụng trong nhiều phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật nội soi khớp vai, bởi một số ưu điểm so với tư thế nằm nghiêng, có thể kể đến là quan sát phẫu trường và tiếp cận các cấu trúc vai trước tốt hơn, hạn chế tổn thương thần kinh do lực kéo và dễ dàng chuyển sang mổ mở mà không cần đặt lại tư thế. Tuy nhiên, tư thế này liên quan đến nguy cơ rối loạn huyết động như tụt huyết áp, nhịp chậm và giảm tưới máu não. Nguyên nhân chính của bất lợi này là do đặc điểm của tư thế: đầu và tim cao hơn so với cơ thể, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn trở về, giảm huyết áp động mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp kéo dài, thiếu máu não, thậm chí ngừng tim. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng ngừng tim trong mổ, bệnh nhân nam 66 tuổi được phẫu thuật nội soi khớp vai, tư thế ngồi. Sau khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, huyết áp giảm sâu, mặc dù được bù dịch và Ephedrin nhưng huyết áp cải thiện chậm. Ngay sau đó xuất hiện Block nhĩ thất cấp III, rung thất, rồi ngừng tim. Chúng tôi yêu cầu ngừng mổ, đặt lại tư thế nằm ngửa, ép tim, shock điện, Adrenalin, tim đập lại sau 10 phút. Bệnh nhân được thở máy thêm 3 ngày, rút nội khí quản khi đủ điều kiện. Bệnh nhân có loạn thần sau rút nội khí quản, xử lý bằng Haloperidol, xuất viện sau 7 ngày. Qua ca lâm sàng này, chúng tôi muốn phân tích rõ thêm cơ chế và các phương pháp phòng ngừa rối loạn huyết động trong phẫu thuật tư thế ngồi, giúp các bác sĩ gây mê, phẫu thuật viên có chiến lược phù hợp nhằm hạn chế tối đa các biến chứng về tim mạch trong và sau phẫu thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peruto CM, Ciccotti MG, Cohen SB. Shoulder arthroscopy positioning: lateral decubitus versus beach chair. Arthroscopy 2009;25:891–6.
2. Torin Shear, MD; Glenn Murphy, MD: Impact of the Beach Chair Position on Cerebral Perfusion: What Do We Know So Far?. APSF NEWSLETTER. 2013;28(14):18.
3. Derek D. Rains M.D, G. Alec Rooke M.D, Christopher J. Wahl M.D: Pathomechanisms and Complications Related to Patient Positioning and Anesthesia During Shoulder Arthroscopy. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery.2011;27(4):532-541.
4. Huru Ceren Gokduman, Elif Aygun, Nur Canbolat, Mert Canbaz,a Taner Abdullah, Ali Ersen, and Mehmet I. Bugeta: Fluid preloading before beach chair positioning for arthroscopic shoulder procedures: a randomized controlled trial. Braz J Anesthesiol. 2022;72(6):702–710.
5. Myoung Jin Ko, Hyojoong Kim, Hyun-Seong Lee, Soo Jee Lee, Yei Heum Park 1, Jin-Young Bang, Ki Hwa Lee: Effect of phenylephrine infusion on hypotension induced by the beach chair position: A prospective randomized trial. Medicine (Baltimore). 2020; 99(28):e20946.
6. Jae Hoon Lee 1, Kyeong Tae Min, Yong-Min Chun, Eun Jung Kim, Seung Ho Choi: Effects of beach-chair position and induced hypotension on cerebral oxygen saturation in patients undergoing arthroscopic shoulder surgery. The journal of arthroscopy and related surgery. 2011; 27(7):889-94.
7. D'Alessio JG, Weller RS, Rosenblum M. Activation of the bezold-jarisch reflex in the sitting position for shoulder arthroscopy using interscalene block. Anesth Analg. 1995;80:1158–1162.
8. Kwak HJ, Lee JS, Lee DC, Kim HS, Kim JY. The effect of a sequential compression device on hemodynamics in arthroscopic shoulder surgery using beach-chair position. Arthroscopy. 2010; 26:729–733.
9. Soo Young Cho, Joungmin Kim, Sun Hong Park, Seongtae Jeong, Sung-Su Chung, Kyung Yeon Yoo: Vasopressin ameliorates hypotension induced by beach chair positioning in a dose-dependent manner in patients undergoing arthroscopic shoulder surgery under general anesthesia. Korean J Anesthesiol.2015 Jun;68(3): 232-40.