ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ CAO TUỔI

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Ngọc Tâm1,2, Vũ Thị Kiều Oanh1, Nguyễn Thị Thu Hương1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với một số đặc điểm chung ở người bệnh cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 người bệnh ³ 60 tuổi được chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ khám và điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng bảng tầm soát dinh dưỡng tối thiểu dành cho người cao tuổi (Mini Nutritional Assessment - MNA-SF). Kết quả: Tỉ lệ người bệnh có suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng lần lượt là 16,2% và 57,4%. Trong 6 lĩnh vực của MNA-SF, tỉ lệ người bệnh có: giảm lượng thực phẩm tiêu thụ là 50% trong đó 2,9% giảm nghiêm trọng; giảm cân không chủ đích từ 1-3kg và >3kg trong vòng 3 tháng qua lần lượt là 25% và 7,3%. 20,6% người bệnh có thể di chuyển ra khỏi giường và ghế, 8,8% đối tượng chỉ nằm tại giường/ghế. 22,1% người bệnh trải qua căng thẳng tâm lý hoặc bệnh cấp tính trong vòng 3 tháng qua. Tỉ lệ người bệnh có trầm cảm nặng/sa sút trí tuệ nhẹ chiếm tỉ lệ thấp. Một phần tư đối tượng nghiên cứu có BMI < 19 kg/m2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng và thoái hóa khớp (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa tình trạng dinh dưỡng và tuổi, giới, tình trạng chung sống, nơi sống và các bệnh đồng mắc khác (p>0,05). Kết luận: tỉ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ cao tuổi khá cao do đó cần được đánh giá thường xuyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Busse A, Bischkopf J, Riedel-Heller SG, Angermeyer MC. Mild cognitive impairment: prevalence and incidence according to different diagnostic criteria. Results of the Leipzig Longitudinal Study of the Aged (LEILA75+). Br J Psychiatry J Ment Sci. 2003;182:449-454.
2. Tsoy RT, Turuspekova ST, Klipitskaya NK, Mereke A, Cumming RG. Prevalence of Mild Cognitive Impairment Among Older People in Kazakhstan and Potential Risk Factors: A Cross-sectional Study. Alzheimer Dis Assoc Disord. 2019;33(2): 136-141. doi: 10.1097 /WAD. 0000000000000298
3. Yu W, Yu W, Liu X, et al. Associations of cognitive condition with nutritional status in an elderly population: an analysis based on a 7-year database in Chongqing, the Southwest of China. Published online December 7, 2021. doi: 10. 21203/rs.3.rs-21402/v1
4. Tảo NTN, Anh PTL. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2020. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2021;31(3):121-128. doi:10.51403/0868-2836/2021/321
5. Soysal P, Veronese N, Arik F, Kalan U, Smith L, Isik AT. Mini Nutritional Assessment Scale-Short Form can be useful for frailty screening in older adults. Clin Interv Aging. 2019;14:693-699. doi:10.2147/CIA.S196770
6. Hai S, Cao L, Yang X, et al. Association Between Nutrition Status and Cognitive Impairment Among Chinese Nonagenarians and Centenarians. Int J Gerontol. 2017;11(4):215-219. doi:10.1016/j.ijge.2016.12.002
7. Vincze G, Almos P, Boda K, et al. Risk factors of cognitive decline in residential care in Hungary. Int J Geriatr Psychiatry. 2007;22(12):1208-1216. doi:10.1002/gps.1815
8. Ravaglia G, Forti P, Montesi F, et al. Mild Cognitive Impairment: Epidemiology and Dementia Risk in an Elderly Italian Population. J Am Geriatr Soc. 2008; 56(1): 51-58. doi:10.1111/ j.1532-5415.2007.01503.x
9. Nguyen TTH, Vu HTT, Nguyen TN, et al. Assessment of nutritional status in older diabetic outpatients and related factors in Hanoi, Vietnam. J Multidiscip Healthc. 2019; 12: 601-606. doi: 10.2147/JMDH.S194155
10. Anandacoomarasamy A, Caterson I, Sambrook P, Fransen M, March L. The impact of obesity on the musculoskeletal system. Int J Obes (Lond). 2008; 32(2): 211-222. doi:10.1038/ sj.ijo.0803715