KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐO CHỈ SỐ SjVO2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC NGOẠI KHOA, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đình Hiệp1, Đỗ Ngọc Sơn2,, Nguyễn Văn Hương1, Nguyễn Đức Phúc1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả triển khai đo chỉ số SjVO2 và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng điều trị tại Khoa hồi sức tích cực ngoại khoa Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng đã được phẫu thuật giải phóng chèn ép não, điều trị hậu phẫu tại Khoa hồi sức tích cực ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 10/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả: Thời gian làm thủ thuật đặt catheter trung bình 17 ± 5 phút, có 1 trường hợp tai biến chọc vào động mạch cảnh trong chiếm 2%. Tỷ lệ bệnh nhân có SjVO2 diễn biến về mức bình thường (55-75%) sau 48 giờ phẫu thuật là 66,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm GOS sau ra viện 1 tháng ở mức tốt ở nhóm có chảy máu màng nhện thấp hơn nhóm không có chảy máu màng nhện (tương ứng là 20% và 65,9%, p=0,017). Tỷ lệ bệnh nhân có điểm GOS sau ra viện 1 tháng ở mức tốt ở nhóm diễn biến SjVO2 trở về bình thường cao hơn nhóm không trở về bình thường (tương ứng là 67,,6% và 35,3%, p=0,032). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy diễn biến SjVO2 và chảy máu màng nhện là những yếu tố tiên lượng độc lập kết cục GOS sau 1 tháng. Kết luận: SjVO2 là phương pháp theo dõi có giá trị tiên lượng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. SjVO2 có mối liên quan có ý nghĩa với điểm glasgow lúc vào viện và kết quả GOS sau ra viện. Sau phẫu thuật giải phóng chèn ép não, chỉ số SjVO2 diễn biến về mức bình thường làm tăng khả năng phục hồi tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Maas AIR, Roozenbeek B, Manley GT. Clinical trials in traumatic brain injury: past experience and current developments. Neurotherapeutics. 2010; 7(1): 115-126. doi: 10.1016/j.nurt.2009. 10.022
2. Ralph J, Singh N. Advanced neurological monitoring. Surgery - Oxford International Edition. 2016; 34(2): 94-96. doi:10.1016/ j.mpsur. 2015.11.006
3. Schell RM, Cole DJ. Cerebral Monitoring: Jugular Venous Oximetry. Anesthesia & Analgesia. 2000; 90(3): 559-566. doi:10.1097/00000539-200003000-00012
4. Kidd KC, Criddle L. Using jugular venous catheters in patients with traumatic brain injury. Crit Care Nurse. 2001;21(6):16, 18-22; quiz 24.
5. Lewis SB, Myburgh JA, Reilly PL. Detection of cerebral venous desaturation by continuous jugular bulb oximetry following acute neurotrauma. Anaesth Intensive Care. 1995; 23 (3): 307-314. doi: 10.1177/ 0310057X9502300307
6. Kim JJ, Gean AD. Imaging for the diagnosis and management of traumatic brain injury. Neurotherapeutics. 2011; 8(1):39-53. doi: 10.1007/ s13311-010-0003-3
7. Cormio M, Valadka AB, Robertson CS. Elevated jugular venous oxygen saturation after severe head injury. J Neurosurg. 1999;90(1):9-15. doi:10.3171/jns.1999.90.1.0009
8. Phạm Xuân Hiển (2005). Nghiên cứu vai trò của SjvO2 trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.