ĐẶC ĐIỂM TRẺ NGỘ ĐỘC CẤP NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/06/2013-01/06/2023

Nguyễn Huy Luân1,, Phạm Hoàng Minh Khôi2
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm ngộ độc cấp ở trẻ nhập khoa Cấp Cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/06/2013-01/06/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 479 trẻ bị ngộ độc trong lô nghiên cứu, tỉ lệ nam/nữ là 1,5:1, tuổi ≤ 5 tuổi chiếm nhiều nhất (42,4%), chủ yếu do vô ý và phần lớn sống tại tỉnh thành khác (72,9%). Đa số bệnh nhân có triệu chứng da niêm hoặc tại chỗ tiếp xúc độc chất (66%). Hội chứng xuất huyết chiếm nhiều nhất (44,2%). Tổn thương các cơ quan ghi nhận (rối loạn điện giải, tổn thương huyết học, tổn thương gan thận, tăng men cơ). Nguyên nhân gây ngộ độc: vết cắn đốt do động vật (62,4%), thuốc và hoá chất (17,5%), ngộ độc thực phẩm (2,5%). Ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng (ngộ độc nấm 33,3%, Botilium 25%, gây methemoglobin (25%). Tỉ lệ sơ cứu tại nhà chiếm tỉ lệ thấp (14%), tỉ lệ sơ cứu sai còn cao (56,7%). Sơ cứu tuyến cơ sở gồm rửa vết thương (55,1%), rửa dạ dày và than hoạt (21,8%), sử dụng antidote (4,7%). Thời gian phát hiện ngộ độc đa số < 1 giờ (85,1%). Tỉ lệ điều trị cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 nhiều nhất là cấp cứu hô hấp (7,1%). Tỉ lệ có chỉ định sử dụng antidote 44,5%. Loại antidote là huyết thanh kháng nọc rắn (90,1%), N-Acetylcystein (6,2%), Pralidoxim (1,9%), BAT (1,4%), Xanh methylene (0,5%). Tỉ lệ phải sử dụng điều trị nâng cao 5,8%. Đa số đều được chữa khỏi (97,7%). Đa phần các nguyên nhân về hoá chất gây tỉ lệ tử vong cao (63,6%). Kết luận: Trong nghiên cứu này, ngộ độc chủ yếu trẻ nam, dưới 5 tuổi, đa số do vô ý. Nguyên nhân chủ yếu vết cắn đốt, tỉ lệ sơ cứu sai còn cao. Đa phần các trường hợp tử vong do ngộ độc hoá chất. Cần đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp kiểm soát sử dụng thuốc hoá chất, tránh vết cắn đốt tại nhà, khu vực quanh nhà, nên có chương trình giáo dục sơ cứu đúng tại hiện trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Thực trạng tai nạn thương tích trẻ em. 2019; https: //bvndtp.org.vn/thuc-trang-tai-nan-thuong-tich-tre-em-bo-y-te/.
2. Phạm Lê Duy, Đoàn Thị Ngọc Diệp. Đặc điểm tai nạn trẻ em nhập khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2012;(16)(1):8-17.
3. Hoàng Trọng Hanh. Tình hình ngộ độc cấp ở Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Trung ương Huế/Hoàng Trọng Hanh. Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Trung ương Huế. 2021;(70):79-85.
4. Nguyễn Tấn Hùng, Trương Thị Mai Hồng, Nguyễn Thị Thanh Thuý. Nguyên nhân và đặc điểm ngộ độc cấp trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2017-2020. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2021;5(1).
5. Đặng Thị Xuân, Đỗ Ngọc Sơn. Đặc điểm dịch tễ và các tác nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em tại trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai. Tạp chí y học việt nam. 2021;501(2).
6. Saikia Diganta, Sharma RK, Janardhan Kole V. Clinical profile of poisoning due to various poisons in children of age 0–12 years. Journal of family medicine and primary care. 2020; 9(5):2291.
7. Lee Jung, Fan Nai-Chia, Yao Tsung-Chieh, et al. Clinical spectrum of acute poisoning in children admitted to the pediatric emergency department. Pediatrics & Neonatology. 2019;60(1):59-67.
8. Peden Margie, Oyegbite Kayode, Ozanne-Smith Joan, et al. Child injuries in context. World report on child injury prevention. World Health Organization; 2008.
9. Fernando Ravindra, Fernando Dulitha N. Childhood poisoning in Sri Lanka. The Indian Journal of Pediatrics. 1997;64:457-460.