PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỆ QUẢ CỦA CEFTAROLINE FOSAMIL TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Quỳnh Nga1,, Nguyễn Thị Hải Yến1, Lê Đặng Tú Nguyên1, Phan Thanh Dũng1
1 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích chi phí hệ quả của việc sử dụng Ceftaroline fosamil (Ceftaroline) so với Ceftriaxone trong quá trình điều trị người bệnh người lớn và trẻ em được chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng và được điều trị nội trú tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô hình hóa sử dụng mô hình cây quyết định dựa trên quan điểm cơ quan chi trả Bảo hiểm Y tế, khung thời gian phân tích được tính từ thời điểm nhập viện của người bệnh cho đến khi xuất viện. Kết quả: So với nhóm sử dụng kháng sinh khởi đầu là Ceftriaxone, ở đối tượng người bệnh trẻ em việc sử dụng Ceftaroline làm tăng tỷ lệ điều trị thành công (12,86%), và tăng tổng chi phí điều trị mỗi người bệnh lên từ 248 nghìn. Đối với người lớn, sử dụng Ceftaroline giúp làm tăng tỷ lệ điều trị thành công (21,10% và 19,30%), và tăng tổng chi phí điều trị mỗi người bệnh lên 4,47 - 4,53 triệu đồng khi so sánh với Levofloxacin và Ceftriaxone. Chi phí tăng thêm cho một ca điều trị thành công bằng kháng sinh khởi đầu là Ceftaroline lần lượt là 1,9 triệu (trẻ em) và 23,5 triệu đồng (người lớn) khi so sánh với Ceftriaxone. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí - hệ quả bao gồm chi phí mỗi lọ thuốc Ceftaroline, thời gian điều trị bằng Ceftaroline và tỷ lệ đáp ứng sớm sau 72 giờ điều trị của Ceftaroline và Ceftriaxone. Kết quả phân tích độ nhạy xác suất ghi nhận khoảng 34,5% bệnh nhi khi được điều trị bằng Ceftaroline sẽ đạt hiệu quả cao hơn và giảm chi phí so với việc sử dụng Ceftriaxone. Kết luận: Theo quan điểm của cơ quan chi trả, việc sử dụng Ceftaroline giúp làm tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm tỷ lệ tử vong, và tăng tổng chi phí điều trị so với Ceftriaxone và Levofloxacin. Việc bổ sung kháng sinh mới (Ceftaroline) vào danh mục thuốc được đánh giá là cần thiết từ góc độ gia tăng đề kháng kháng sinh và sự cần thiết phải đảm bảo tính sẵn có của kháng sinh trong danh mục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

World Health Organization. Global health estimates: Leading causes of death. Available from: https://www.who.int/data/gho/data/themes/mortality-and-global-health-estimates/ghe-leading-causes-of-death
2. Bộ Y tế. Quyết định số 4815/QĐ-BYT - 20/11/2020 của Bộ Y tế Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn.” 2020.
3. Pfizer. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zinforo.
4. File TM, Low DE, Eckburg PB, Talbot GH, Friedland HD, Lee J, et al. Integrated analysis of FOCUS 1 and FOCUS 2: Randomized, doubled-blinded, multicenter phase 3 trials of the efficacy and safety of ceftaroline fosamil versus ceftriaxone in patients with community-acquired pneumonia. Clinical Infectious Diseases. 2010;51(12):1395–405.
5. Cannavino CR, Nemeth A, Korczowski B, Bradley JS, O’Neal T, Jandourek A, et al. A Randomized, Prospective Study of Pediatric Patients With Community-acquired Pneumonia Treated With Ceftaroline Versus Ceftriaxone. Pediatr Infect Dis J. 2016;35(7):752–9.
6. Torres A, Bassetti M, Welte T, Rivolo S, Remak E, Peral C, et al. Economic analysis of ceftaroline fosamil for treating community-acquired pneumonia in Spain. J Med Econ. 2020; 23(2):148–55.