NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN CỦA GIẢM TIỂU CẦU TRONG TUẦN ĐẦU SAU BỎNG VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị dự báo tử vong của giảm tiểu cầu trong tuần đầu sau bỏng trên bệnh nhân bỏng nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 229 bệnh nhân (BN) bỏng nặng từ 18 tuổi, không có bệnh và chấn thương kết hợp, diện tích bỏng ≥ 30% diện tích cơ thể (DTCT), nhập viện trong vòng 24 giờ sau bỏng tại bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 1/1/2021 - 31/10/2022. Giảm tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu < 150 G/L. Các chỉ tiêu được so sánh giữa hai nhóm cứu sống và tử vong. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 26,2%. Ngày thứ 3 sau bỏng, số lượng bệnh nhân có tiểu cầu giảm nhiều nhất (66,38%). Số lượng bệnh nhân có tiểu cầu giảm ngày thứ 3 và ngày thứ 7 sau bỏng ở nhóm tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm cứu sống (83,33% so với 60,36%, p = 0,001; 56,67% so với 13,02%, p = 0,000). Phân tích đa biến thấy, giảm tiểu cầu ngày thứ 7 sau bỏng cùng với sự gia tăng về tuổi, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp có mối liên quan độc lập với tử vong; giảm mỗi đơn vị tiểu cầu ngày thứ 7 sau bỏng làm tăng nguy cơ tử vong thêm 3,09 lần. Giá trị tiên lượng tử vong trên bệnh nhân bỏng nặng của giảm tiểu cầu ngày thứ 7 sau bỏng ở mức khá (AUC = 0,72). Khi kết hợp tuổi, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và giảm tiểu cầu ngày 7 sau bỏng, giá trị tiên lượng tử vong là rất rốt (AUC = 0,92) với độ nhạy 83,33% và độ đặc hiệu 91,72%, sự khác biệt có ý nghĩa so với từng thông số đơn lẻ (p < 0,05). Kết luận: Giảm số lượng tiểu cầu ngày thứ 7 sau bỏng có mối liên quan độc lập với tử vong trên bệnh nhân bỏng nặng. Khi kết hợp giảm tiểu cầu ngày thứ 7 sau bỏng với sự gia tăng tuổi, diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp, giá trị tiên lượng tử vong là rất tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng, tiểu cầu, giá trị tiên lượng.
Tài liệu tham khảo
2. Lam F. W., Vijayan K. V., Rumbaut R. E. (2015) Platelets and their interactions with other immune cells. Comprehensive Physiology, 5 (3), 1265.
3. Thiery-Antier N., Binquet C., Vinault S. et al. (2016) Is thrombocytopenia an early prognostic marker in septic shock? Critical Care Medicine, 44 (4), 764-772.
4. Venkata C., Kashyap R., Farmer J. C. et al. (2013) Thrombocytopenia in adult patients with sepsis: incidence, risk factors, and its association with clinical outcome. Journal of intensive care, 1 (1), 1-10.
5. Akca S., Haji-Michael P., De Mendonça A. et al. (2002) Time course of platelet counts in critically ill patients. Critical Care Medicine, 30 (4), 753-756.
6. Guo F., Wang X., Huan J. et al. (2012) Association of platelet counts decline and mortality in severely burnt patients. Journal of Critical Care, 27 (5), 529-e1.
7. Qiu L., Chen C., Li S.-J. et al. (2017) Prognostic values of red blood cell distribution width, platelet count, and red cell distribution width-to-platelet ratio for severe burn injury. Scientific Reports, 7 (1), 1-7.
8. Cato L. D., Wearn C. M., Bishop J. R. et al. (2018) Platelet count: a predictor of sepsis and mortality in severe burns. Burns, 44 (2), 288-297.
9. Warner P., Fields A. L., Braun L. C. et al. (2011) Thrombocytopenia in the pediatric burn patient. Journal of burn care & research, 32 (3), 410-414.
10. Armstrong R., Mackersie A., McGregor A. et al. (1977) The respiratory injury in burns. An account of the management. Anaesthesia, 32 (4), 313-319.