KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT DO TỲ ĐÈ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG

Nguyễn Thị Thúy Liễu1,, Nguyễn Hiếu Thảo1, Lê Minh Kỷ2
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Công ty TNHH Dược Phẩm Đại Tân Tiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè và một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng ngừa loét do tỳ đè của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 194 điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022. Kết quả: 60,3% điều dưỡng có kiến thức đúng trong phòng ngừa loét do tỳ đè; một số yếu tố có liên quan đến kiến thức về phòng ngừa loét do tỳ đè của điều dưỡng như trình độ chuyên môn (trình độ cao đẳng có kiến thức đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè cao hơn trung cấp 0,52 lần (KTC 95%: 0,13-2,10), đại học cao hơn trung cấp 0,07 lần (KTC 95%: 0,02-0,34) và sau đại học cao hơn trung cấp 0,05 lần (KTC 95%: 0,00-0,64)), thâm niên làm việc (những người có thâm niên làm việc từ 5-10 năm cao hơn 1,01 lần (KTC 95%: 0,47-2,16) và trên 10 năm cao hơn 0,70 lần (KTC 95%: 0,35-1,41) so với các Điều dưỡng có thâm niên dưới 5 năm), được đào tạo về loét do tỳ đè (những người có đào tạo qua trường lớp cao hơn 1,00 lần (KTC 95%: 0,55-1,83) so với không đào tạo). Kết luận: qua nghiên cứu này cho thấy 60,3% điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè và trình độ chuyên môn có liên quan đến kiến thức đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè của điều dưỡng (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Trần Thị Thanh Diễm và Trịnh Xuân Quang (2021), "Kiến thức, thái độ của điều dưỡng về phòng ngừa loét tỳ đè tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2021", Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
2. Trương Thanh Phong và Dương Thị Hòa (2021), "Thực trạng loét áp lực và một số yếu tố liên quan đến người bệnh hôn mê tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ", Tạp chí Y học Việt Nam. 503(1).
3. Đồng Nguyễn Phương Uyển và Lê Thị Anh Thư (2011), Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa loét do tỳ đè của điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu.Y Học TP. Hồ Chí Minh.
4. Dimitri Beeckman và các cộng sự. (2011), "Knowledge and attitudes of nurses on pressure ulcer prevention: a cross‐sectional multicenter study in Belgian hospitals", Worldviews on Evidence‐Based Nursing. 8(3), tr. 166-176.
5. Ezedin Molla Muhammed và các cộng sự. (2020), "Nurses’ knowledge of pressure ulcer and its associated factors at Hawassa University comprehensive specialized hospital Hawassa, Ethiopia, 2018", BMC nursing. 19(1), tr. 1-8.
6. Jennifer Mockridge and Anthony Denis (1999), "Nurses' knowledge about pressure sore treatment and healing", Nursing Standard (through 2013). 13(29), pp. 66.
7. Richard M Allman và các cộng sự. (1999), "Pressure ulcers, hospital complications, and disease severity: impact on hospital costs and length of stay", Advances in wound care: the journal for prevention and healing. 12(1), tr. 22-30.