U HỐC MẮT: NHÌN LẠI Y VĂN NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG

Đặng Việt Sơn1,, Nguyễn Quốc Sơn1, Bùi Xuân Thành1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U hốc mắt là hiện tượng khối u xuất hiện trong hốc mắt, là bệnh lý khá hiếm gặp với tỉ lệ mắc 3,5-4%. Khối u có thể lành tính hoặc ác tính nằm trong vùng thể tích hẹp, liên quan đến các cấu trúc giải phẫu phức tạp gây khó khăn trong chẩn đoán cũng như trong điều trị loại bỏ khối u. Triệu chứng chủ yếu khiến người bệnh đến khám là xuất hiện lồi mắt, giảm thị lực và thị trường nghiêm trọng với hiện tượng nhìn đôi, khuyết hoặc mất thị trường. Hiện nay, với tiến bộ phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cho phép đánh giá chính xác vị trí, các tổ chức liên quan của khối u hốc mắt, từ đó đưa ra chiến lược, cách tiếp cận khối u một cách ngắn nhất, hạn chế tối đa các tổn thương khi tiến hành loại bỏ khối u, bảo tồn nguyên vẹn nhãn cầu cũng như khôi phục lại thị trường của mắt một cách tối ưu nhất. Chúng tôi mô tả hai trường hợp u hốc mắt có tổn thương thị lực và thị trường nặng, được chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, từ đó đối chiếu y văn và chiến lược điều trị tổn thương này. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 2 ca bệnh u hốc mắt được điều trị thành công bằng vi phẫu thuật hậu nhãn cầu loại bỏ hoàn toàn khối u, bảo tồn nguyên trạng nhãn cầu. Kết quả: Không có biến chứng liên quan đến phẫu thuật, bệnh nhân khôi phục lại thị lực và thị trường tối ưu nhất. Kết luận: U hốc mắt bao gồm nhiều loại tổn thương có cùng triệu chứng lâm sàng: lồi mắt, tổn thương thị lực, thị trường. Chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ xâm lấn dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp và cộng hưởng từ. Phẫu thuật vi phẫu vẫn là điều trị chủ đạo, triệt để, cho phép loại bỏ khối u mà không gây ảnh hưởng đến nhãn cầu và thần kinh thị cũng như các thành phần giải phẫu quan trọng khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yujin G, Jae H.J (2023), Extraocular muscle enlargement of indeterminate cause in pediatric patients: case series and literature review, Journal of American Association for Pediatric Ophthalamoplogy and Strabismus, vol 27, Issure 4, 205.e1-205.e6
2. Tim E.D, Guiseppe L (2021), An introductory overview of orbital tumor, Neurosurg Focus, vol 10 (5), Article 1.
3. Daniel M.K, Frenderick A (1976), Ophthalmic striated muscle neoplasms, Survery of Opthalmology, Volume 21, Issue 3, November–December 1976, Pages 219-261
4. Nguyễn Đức Liên, Hoàng Văn Luyện (2021), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u hậu nhãn cầu tại bệnh viện K, Y học Việt Nam, 508 (1), 257-261.
5. Lê Huỳnh Phương (2012), U hậu nhãn cầu: kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16 (4), 273-281
6. Boriana P, Chavdar B, Dessislava S (2007), Orbital Tumor – Clinical Cases Presentation, Journal of IMAB – Annual Proceeding (Scientific Paper), vol 13(1), 47-50.
7. Abuzayed B, Kucukyuruk B (2012), transcranial superior orbitotomy for the treatment of intraorbital intraconal tumors: surgical technique and long-term results in single institute". Neurosurg Rev, 35(4), 573 -582
8. Margalit N, Ezer H (2007), Orbital tumors traeted using transcranial approaches: surgical technique and neuroophthalmogical results in 41 patients, Neurosurg Forcus, vol23(5), E11.