NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ DỰ ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP CÓ BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI LỚN

Lê Nguyên Khôi1, Lê Kim Long1,, Vương Thừa Đức1
1 Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là một bệnh ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng, trong đó nhà ngoại khoa cần phân biệt viêm ruột thừa cấp có biến chứng và không biến chứng. Việc xây dựng mô hình tiên đoán viêm ruột thừa cấp có biến chứng giúp dự đoán tình trạng bệnh và quyết định xử trí cần thiết. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với hai mục tiêu chính: - Xác định các dấu hiệu trên lâm sàng, cân lâm sàng và hình ảnh XQĐTCL có liên quan đến VRTC có BC. - Xây dựng mô hình đa biến dự đoán VRTC có BC gồm các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh XQĐTCL. Đối tượng & Phương pháp: Nghiên cứu Bệnh – Chứng, hồi cứu các trường hợp VRTC đã được phẫu thuật tại bệnh viện Trưng Vương từ 01/2017 đến 03/2019. Thu thập các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh X quang điện toán cắt lớp có liên quan đến tình trạng VRTC có biến chứng. Sử dụng phân tích hồi quy logistic để xây dựng mô hình đa biến các yếu tố dự đoán VRTC có biến chứng. Kết quả: 205 trường hợp VRTC thoả tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Qua phân tích số liệu ghi nhận có 2 yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng (thời gian đau hơn 48 giờ và số lượng bạch cầu ≥ 13K/ul) và 9 dấu hiệu trên hình ảnh XQĐTCL có liên quan đến tình trạng VRTC có biến chứng. Mô hình hồi quy logistic dự đoán tình trạng VRTC có biến chứng gồm các yếu tố: tuổi ≥ 45, thời gian đau > 48 giờ, số lượng bạch cầu ≥ 13K/ul, thâm nhiễm quanh chu vi ruột thừa, hiện diện sỏi phân, liệt ruột và khí trong lòng ruột thừa. Kết luận: Cần xem xét đến tình trạng VRTC có BC trên những TH ≥ 45 tuổi, có thời gian đau > 48 giờ, có tình trạng tăng bạch cầu ≥ 13 k/uL và các dấu hiệu sau trên phim XQĐTCL: thâm nhiễm hết chu vi RT, hiện diện sỏi phân, tình trạng liệt ruột, hiện diện khí trong lòng ruột thừa

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andersson, R.E., The natural history and traditional management of appendicitis revisited: spontaneous resolution and predominance of prehospital perforations imply that a correct diagnosis is more important than an early diagnosis. World J Surg, 2007. 31(1): p. 86-92.
2. Livingston, E.H., et al., Disconnect between incidence of nonperforated and perforated appendicitis: implications for pathophysiology and management. Ann Surg, 2007. 245(6): p. 886-92.
3. Cobben, L.P., A.M. de Van Otterloo, and J.B. Puylaert, Spontaneously resolving appendicitis: frequency and natural history in 60 patients. Radiology, 2000. 215(2): p. 349-52.
4. Di Saverio, S., et al., WSES Jerusalem guidelines for diagnosis and treatment of acute appendicitis. World Journal of Emergency Surgery, 2016. 11(1): p. 34.
5. Di Saverio, S., et al., Diagnosis and treatment of acute appendicitis: 2020 update of the WSES Jerusalem guidelines. World J Emerg Surg, 2020. 15(1): p. 27.
6. Atema, J.J., et al., Scoring system to distinguish uncomplicated from complicated acute appendicitis. Br J Surg, 2015. 102(8): p. 979-90.
7. Bhangu, A., et al., Acute appendicitis: modern understanding of pathogenesis, diagnosis, and management. Lancet, 2015. 386(10000): p. 1278-1287.
8. Salminen, P., et al., Five-Year Follow-up of Antibiotic Therapy for Uncomplicated Acute Appendicitis in the APPAC Randomized Clinical Trial. Jama, 2018. 320(12): p. 1259-1265.
9. Vons, C., et al., Amoxicillin plus clavulanic acid versus appendicectomy for treatment of acute uncomplicated appendicitis: an open-label, non-inferiority, randomised controlled trial. Lancet, 2011. 377(9777): p. 1573-9.
10. Salminen, P., et al., Antibiotic Therapy vs Appendectomy for Treatment of Uncomplicated Acute Appendicitis: The APPAC Randomized Clinical Trial. JAMA, 2015. 313(23): p. 2340-2348.