NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI HUYỆN BÀU BÀNG BÌNH DƯƠNG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá hydratcarbon mạn tính do hậu quả của tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng dẫn đến tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường với số người mắc ngày một gia tăng, gây ra nhiều gánh nặng cho toàn xã hội. Năm 2016, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp của 1,6 triệu ca tử vong. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), năm 2014 đã có 387 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và ước tính đến năm 2035 con số này sẽ tăng lên 592 triệu người. Theo ước tính thì đái tháo đường sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tính đến năm 2030. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương năm 2023. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 190 bệnh nhân ĐTĐ2 từ 18 tuổi trở lên đang được điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 60,9, số đối tượng nghiên cứu > 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 57,9%, trong khi đó nhóm tuổi <60 chiếm 42,1%, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuồi. Đối tượng nghiên cứu là dân tộc kinh chiếm đại đa số với tỷ lệ 96,8%, trình độ học vấn chủ yếu ≤ phổ thông trung học chiếm tỷ lệ 84,2%, Thời gian phát hiện bệnh và thời gian điều trị từ ≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao 78,4%, trong khi thời gian phát hiện bệnh và các bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu hầu hết có từ 1 bệnh mạn tính trở lên chiếm tỷ lệ 96,8%. Kết luận: Đái tháo đường tuýp 2 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu cần báo động, bệnh có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ không tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu đang ở mức rất cao chiếm 81,6%, trong đó không tuân thủ về hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao lần lượt 74,7% và 62,1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường type 2, tuân thủ điều trị, điều trị ngoại trú, Trung tâm Y tế Bàu Bàng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Xuân Ái, Trương Thụy Kiều Oanh, Nguyễn Văn Tập (2015), "Tuân thủ điều trị đái tháo đường của người bệnh tại khoa nội tim mạch - nội tiết bệnh viện Bình Thạnh".
3. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, Hà Nội.
5. Đỗ Văn Doanh (2016), "Thực trạng tuân thủ điều trịcủa người bệnh đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2(2), 14-21.