KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU BẰNG PITAVASTATIN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-c, HDL-c và tác dụng phụ của pitavstatin ở nhóm nguy cơ tim mạch trung bình hoặc nguy cơ tim mạch thấp trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có theo dõi dọc trên 50 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đạt LDL-c mục tiêu theo khuyến cáo Hội Tim mạch Châu Âu năm 2019 là 84%, trong đó tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-c ở nhóm nguy cơ tim mạch trung bình là 83,7% và ở nhóm nguy cơ tim mạch thấp là 85,7%. Nồng độ HDL-c sau điều trị tăng trung bình tăng 9,65% so với ban đầu, những bệnh nhân có mức HDL-c ban đầu ≤1mmol/L sẽ có % tăng HDL-c cao hơn nhóm có mức HDL-c ban đầu >1mmol/L. Tác dụng phụ: tỷ lệ bệnh nhân có tăng men gan dưới 3 lần là 30%, không ghi nhận tăng men gan trên 3 lần, cũng không ghi nhận các trường hợp đau cơ và rối loạn tiêu hóa. Kết luận: Pitavastatin kiểm soát tốt LDL-c, làm gia tăng đáng kể HDL-c và ít tác dụng phụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, LDL-c, HDL-c, tác dụng phụ, pitavastatin.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thanh Bình (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin trong kiểm soát LDL-c ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Phân hội Tăng huyết áp/Hội Tim mạch học Việt Nam (VSH/VNHA) (2022), Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
4. Lê Văn Thành (2013), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng atorvastatin trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiều, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Angela Pirillo và Alberico L Catapano (2017), "Pitavastatin and HDL: Effects on plasma levels and function (s)", Atherosclerosis Supplements. 27, pp. e1-e9.
6. Chao-Feng Lin, Jen-Yu Chuang, Chih-Chung Hsiao, et.al. (2021), "Improvement of Goal Attainment of Low-Density Lipoprotein Cholesterol in High-Risk Patients by Individualized Target Value Reminding Approach", International Journal of Gerontology. 15(4).
7. Francois Mach, Colin Baigent, Alberico L Catapano, et.al. (2019), "2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk", Atherosclerosis. 290, pp. 140-205.
8. Yasushi Saito (2011), "Pitavastatin: an overview", Atherosclerosis Supplements. 12(3), pp. 271-276.