TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA Ở BỆNH NHÂN BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam theo tìm hiểu của chúng tôi rất ít nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh ở bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa có đái tháo đường type II. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa có kèm theo đái tháo đường type II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 40 bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa kèm theo đái tháo đường đến khám tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 6/2018 đến tháng 6/2020. Kết quả: tuổi trung bình 63,3 ± 7,1 với 60% là bệnh nhân nữ. 100% bệnh nhân có triệu chứng đau lưng với điểm VAS trung bình là 6,0 ± 1,5; 92,5% bệnh nhân có biểu hiện đau tê chân kiểu rễ, 87,5% có biểu hiện đau cách hồi thần kinh. Bệnh nhân có tổn thương vận động ở chi dưới ở 17,5%, rối loạn cơ tròn ở 4 bệnh nhân (10%), nghiệm pháp lasègue dương tính ở 16 BN (40%), giảm hoặc mất phản xạ gân xương chi dưới ở 19 bệnh nhân (47,5%). 100 % bệnh nhân bị trượt độ 1, vị trí thường gặp nhất là L4-5 chiếm 37,5%, hình ảnh vẹo cột sống ở 11 bệnh nhân. 100% số bệnh nhân đều có đĩa đệm thoái hóa ở mức độ V theo phân độ của Pfirrmann trên phim cộng hưởng từ. Nhóm bệnh nhân mắc đái tháo đường từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 40% (16 BN), thời gian mắc bệnh trung bình là 4,4 ± 2,7 năm. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường type II bị trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa thường ở độ tuổi cao, đều có biểu hiện triệu chứng đau lưng và hoặc triệu chứng chèn ép thần kinh, hình ảnh xquang trượt mức độ I, có thể có vẹo cột sống thắt lưng, hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy thoái hóa đĩa đệm mức độ nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trượt đốt sống, đái tháo đường, cột sống thắt lưng cùng.
Tài liệu tham khảo
2. Salazar JJ, Ennis WJ, Koh TJ (2016), “Diabetes medications: Impact on inflammation and wound healing”, Journal of Diabetes and its Complications, 30(4), 746-752.
3. Koslosky, E, Gendelberg, D. (2020). Classification in Brief: The Meyerding Classification System of Spondylolisthesis. Clinical orthopaedics and related research, 478(5), 1125–1130.
4. Pfirrmann CW, Metzdorf A, Zanetti M, et al (2001). Magnetic resonance classification of lumbar intervertebral disc degeneration. Spine (Phila Pa 1976). 1;26(17):1873-8
5. Nguyễn Vũ (2016), Nghiên cứu điều trị TĐS thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Refaat, M.I. (2014). Management of Single Level Lumbar Degenerative Spondylolisthesis: Decompression Alone or Decompression and Fusion. Egyptian Journal of Neurosurgery. Volume 29, No. 4: 51-56.
7. Võ Văn Thanh (2014), Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt, Luận Văn Bác sĩ nội trú, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Pasha, IF, Qureshi, MA, Haideret IZ, al (2012), “Surgical treatment in lumbar spondylolisthesis: experience with 45 patients”, J Ayub Med Coll Abbottabad, 24(1), 75-8.