PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỆ QUẢ CỦA CEFTAROLINE FOSAMIL TRONG ĐIỀU TRỊ NHIIỄM TRÙNG DA – MÔ MỀM CÓ BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hải Yến1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga2,, Lê Đặng Tú Nguyên2, Phan Thanh Dũng2
1 Thị Hải Yến1
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích chi phí hệ quả của việc sử dụng Ceftaroline fosamil (Ceftaroline) so với một số kháng sinh kinh nghiệm ở người bệnh người lớn nhập viện với chẩn đoán nhiễm trùng da – mô mềm có biến chứng tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô hình hóa sử dụng mô hình cây quyết định. Quan điểm nghiên cứu là quan điểm cơ quan chi trả Bảo hiểm Y tế, với khung thời gian phân tích được tính từ thời điểm nhập viện của người bệnh cho đến khi xuất viện. Kết quả: Phân tích chi phí hệ quả ghi nhận tỷ lệ điều trị thành công của Ceftaroline và các kháng sinh so sánh từ 95% - 99%, và tổng chi phí điều trị cho mỗi người bệnh bằng Ceftaroline cao hơn so với Vancomycin và Carbapenem khoảng 3,5 triệu, và thấp hơn các kháng sinh mới khác 4 – 9 triệu. Từ quan điểm của cơ quan chi trả, việc sử dụng kháng sinh khởi đầu Ceftaroline giúp làm tăng tỷ lệ điều trị thành công và tăng tổng chi phí điều trị so với Vancomycin + Carbapenem; Clindamycin + Carbapenem; tiết kiệm chi phí và tăng tỷ lệ điều trị thành công so với Tigecyclin; tiết kiệm chi phí và tỷ lệ điều trị thành công thấp hơn so với Linezolid + Carbapenem. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chênh lệch chi phí và hệ quả lần lượt là thời gian điều trị bằng Ceftaroline và kháng sinh so sánh đối với chi phí; và tỷ lệ điều trị thành công bằng kháng sinh khởi đầu Ceftaroline đối với hệ quả. Kết quả phân tích độ nhạy xác suất cho thấy xác suất tiết kiệm chi phí khi người bệnh sử dụng Ceftaroline so với khi dùng kháng sinh Vancomycin 1g q12h + Carbapenem 500mg q8h, Linezolid 600mg q12h + Carbapenem 500mg q8h, Clindamycin 600mg q8h + Carbapenem 500mg q8h, Tigecyclin 50mg q12h lần lượt là 23,4%, 85,9%, 14,5% và 73,3%. Kết luận: Ceftaroline là một lựa chọn kháng sinh mới tiềm năng trong điều trị nhiễm trùng da và mô mềm với hiệu quả cao hơn các kháng sinh thường gặp trong điều trị. Chi phí tăng thêm của Ceftaroline cần được xem xét trong bối cảnh đề kháng kháng sinh gia tăng và sự cần thiết phải đảm bảo tính sẵn có của kháng sinh trong danh mục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Leong HN, Kurup A, Tan MY, Kwa ALH, Liau KH, Wilcox MH. Management of complicated skin and soft tissue infections with a special focus on the role of newer antibiotics. Infect Drug Resist. 2018;11:1959–74.
2. Bassetti M, Baguneid M, Bouza E, Dryden M, Nathwani D, Wilcox M. European perspective and update on the management of complicated skin and soft tissue infections due to methicillin-resistant Staphylococcus aureus after more than 10 years of experience with linezolid. Clinical Microbiology and Infection. 2014;20(S4):3–18.
3. Corey GR, Wilcox M, Talbot GH, Friedland HD, Baculik T, Witherell GW, et al. Integrated analysis of CANVAS 1 and 2: Phase 3, multicenter, randomized, double-blind studies to evaluate the safety and efficacy of ceftaroline versus vancomycin plus aztreonam in complicated skin and skin-structure infection. Clinical Infectious Diseases. 2010;51(6):641–50.
4. Pfizer. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zinforo.
5. Torres A, Soriano A, Rivolo S, Remak E, Peral C, Kantecki M, et al. Ceftaroline Fosamil for the Empiric Treatment of Hospitalized Adults with cSSTI: An Economic Analysis from the Perspective of the Spanish National Health System. ClinicoEconomics and Outcomes Research. 2022;14(March):149–61.
6. Karve S, Hackett J, Levinson J, Gibson E, Battersby A. Ceftaroline fosamil treatment outcomes compared with standard of care among hospitalized patients with complicated skin and soft tissue infections. J Comp Eff Res. 2016;5(4):393–405.
7. Nga TTT. Kết quả khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin trên 100 chủng staphylococcus aureus được phân lập tại BV Chợ Rẫy từ tháng 5-8/2008. Tạp Chí Y Hoc TP HCM, tập 13, phụ bản của số 1 tr 295-299. 2009;