KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BÍ TIỂU DO TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Thái Phúc1,, Lại Ngọc Thắng1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bí tiểu do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 67 người bệnh bí tiểu do tăng sản lành tính được đặt sonde tiểu kết hợp điều trị nội khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023. Ghi nhận các biến số: Tuổi, loại bí tiểu, lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang, kích thước tuyến tiền liệt trên siêu âm, điểm IPSS, điểm QoL-IPSS và kết quả sau rút sonde tiểu. Kết quả: Tỷ lệ đi tiểu lại sau rút sonde là 67,2%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đi tiểu lại sau rút sonde tiểu với các yếu tố điểm IPSS, lượng nược tiểu tồn dư trong bàng quang và loại bị tiểu cấp. Sau 1 tháng điều trị nhóm đi tiểu lại sau rút sonde tiểu có điểm IPSS giảm (từ 13,73 ± 5,79 xuống 5,64 ± 4,47); Điểm QoL-IPSS giảm (từ 3,64 ± 0,96 xuống 1,60 ± 1,21). Kích thước tuyến tiền liệt giảm có ý nghĩa thống kê ở thời điểm vào viện và 1 tháng sau rút sonde tiểu. Kết luận: Điều trị bí tiểu cấp ở người bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng đặt sonde tiểu kết hợp với nội khoa đạt tỷ lệ thành công là 67,2%. Kích thước tuyến tiền liệt; Điểm IPSS và điểm QoL-IPSS giảm 1 cách rõ rệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quán Anh (2012). “Bệnh học tiết niệu”. Nhà xuất bản Y học; tr 57-73, 74-92.
2. Barry MJ. et al (1992). The American Urological Association symptom index for benign prostatic hyperplasia. The Measurement Committee of the American Urological Association. J Urol 1992; 148:1549.
3. International Prostate Symptom Score-QoL index (IPSS-QoL). https://parqol.com/ international- prostate-symptom-score-qol-index-ipss-qol/
4. Lê Quang Trung và cộng sự (2023). Kết quả điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng hệ thống siwwu âm hội tụ cường độ cao tại Bệnh viên trường đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ; 60, 107-112; https://doi.org/10.58490/ctump.2023i60.444
5. Lê Đình Khánh và cộng sự (2018). Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bí tiểu cấp do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; Tập 22, phụ bản số 4 năm 2018.
6. Fitzpatrick JM et al (2012). Management of acute urinary retention. BJU int 2012;109:88-95.
7. Dukes MNG. et al (2008). Sex hormone and relatedcompounds including hormonal contraceptives. Side effects of Drugs Annual; p 375-400.
8. Hội tiết niệu học Việt Nam (2014). Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; tr 4