NHẬN XÉT VỀ XỬ TRÍ RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM RAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Đỗ Tuấn Đạt1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá xử trí rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 76 sản phụ được chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược có sẹo mổ lấy thai được xử trí tại BVPS Hà Nội. Kết quả: Nghiên cứu 76 thai phụ rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược được chẩn đoán và xử trí tại BVPS Hà Nội. Tỷ lệ mổ thấy thai chủ động 86,8%, mổ cấp cứu 13,2%; gây mê nội khí quản chiếm tới 98,7%, tê tủy sống 1,3%; đường rạch da đường ngang trên vệ và trắng giữa dưới rốn lần lượt là 61,8% và 38,2%; đường rạch ngang thân tử cung và dọc thân tử cung lấy thai lần lượt là 61,8% và 38,2%; Có 55,3% số sản phụ được bảo tồn tử cung và 43,4% cắt tử cung bán phần, 1,3% cắt tử cung hoàn toàn; 9,3% số trường hợp mổ có biến chứng trong đó biến chứng bàng quang, niệu quản và mổ lại lần lượt là 6,7%; 1,3% và 1,3%. Kết luận: Tỷ lệ mổ lấy thai chủ động ở thai phụ rau cài răng lược cao, được gây mệ nội khí quản, rạch da đường ngang và rạch cơ tử cung đường ngang. Phẫu thuật rau cài răng lược có xu hướng bảo tồn tử cung với biến chứng thường gặp nhất là tổn thương bàng quang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. T. Eshkoli, A. Y. Weintraub, R. Sergienko et al (2013). Placenta accreta: risk factors, perinatal outcomes, and consequences for subsequent births. Am J Obstet Gynecol, 208 (3), 219.e211-217.
2. G. Garmi and R. Salim (2012). Epidemiology, etiology, diagnosis, and management of placenta accreta. Obstet Gynecol Int, 2012, 873929.
3. S. Wu, M. Kocherginsky andJ. U. Hibbard (2005). Abnormal placentation: twenty-year analysis. Am J Obstet Gynecol, 192 (5), 1458-1461.
4. R. Faranesh, S. Romano, E. Shalev et al (2007). Suggested approach for management of placenta percreta invading the urinary bladder. Obstet Gynecol, 110 (2 Pt 2), 512-515.
5. G. M. Mussalli, J. Shah, D. J. Berck et al (2000). Placenta accreta and methotrexate therapy: three case reports. J Perinatol, 20 (5), 331-334.
6. B. Poljak, D. Khairudin, N. Wyn Jones et al (2023). Placenta accreta spectrum: diagnosis and management. Obstetrics, Gynaecology & Reproductive Medicine, 33 (8), 232-238.
7. N. M. Hùng (2017). Nghiên cứu Kết quả Điều trị rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. L. X. Thắng (2020). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
9. L. H. Chương (2012). Nghiên cứu xử trí rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 11/2012,
10. N. T. Công (2017). Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược ở thai phụ có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.