NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CỐM THARODAS LÊN CHỨC NĂNG GAN, THẬN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Trần Thái Hà1, Đặng Hồng Quân2,, Phạm Thị Vân Anh3
1 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương
2 Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của cốm Tharodas lên chức năng gan, thận trên chuột nhắt trắng gây đông máu bằng lipopolysaccharid. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 30g - 35g được cung cấp bởi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính cấp và xác định LD50 của cốm Tharodas trên chuột nhắt trắng theo đường uống. Nghiên cứu ảnh hưởng chức năng gan thận trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid của Wang B và cộng sự. Kết quả: Các lô chuột uống cốm Tharodas liều từ 100g/kg đến liều tối đa 200g/kg không có biểu hiện độc tính cấp. Hoạt độ AST trong máu chuột nhắt trắng ở lô uống rivaroxaban liều 10 mg/kg/ngày và Cốm Tharodas cả hai mức liều đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh học và lô mô hình (p>0,05). Hoạt độ ALT trong máu chuột lô uống Cốm Tharodas liều 1,44 g/kg/ngày và 4,32 g/kg/ngày tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh học (p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p>0,05). Nồng độ creatinin trong máu chuột nhắt trắng ở lô uống rivaroxaban liều 10 mg/kg/ngày và Cốm Tharodas cả hai mức liều đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh học và lô mô hình (p>0,05). Kết luận: Cốm Tharodas không gây độc tính cấp ở liều 200g/kg trên chuột nhắt trắng (gấp 46,29 lần liều dùng dự kiến trên người) theo đường uống. Cốm Tharodas liều 1,44 và 4,32 g/kg/ngày không làm thay đổi hoạt độ AST và nồng độ ure, creatinin trong máu chuột gây đông máu bằng lipopolysaccharid so với lô chứng sinh học và lô mô hình, làm tăng có ý nghĩa thống kê hoạt độ ALT so với lô chứng sinh học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hình Phong Lệ, Lý Thanh và cộng sụ (2005). Quan sát hiệu quả lâm sàng của An cung ngưu hoàng hoàn trong điều trị 34 bệnh nhân trúng phong. Trung y Hà Bắc, 13-14.
2. Lương Văn Nghĩa (Bản dịch, 2004), Y lâm cải thác, Nhà xuất bản tổng hợp, Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Trung Đàm (2006), Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tạp chí dược học, số 479, tr. 38-41
4. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc tính của thuốc, Nhà xuất bản y học.
5. Bộ Y tế (2017), Dược điển Vệt Nam V, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
6. Trương Hữu Nhàn và cs (2012). Nghiên cứu độc tính, tác dụng phục hồi trí nhớ của viên nang bổ dương hoàn ngũ thang trên thực nghiệm. Tạp chí nghiên cứu y học TP.HCM, tập 16, trang 124-129.
7. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 36 – 41, 118 – 139
8. World Health Organization (2013), Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.
9. Gerhard Vogel H. (2016), Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer.
10. WANG Biao, WU Shu-ming, et al (2012). Pre-treatment with bone marrow-derived mesenchymal stem cells inhibits systemic intravascular coagulation and attenuates organ dysfunction in lipopolysaccharide-induced disseminated intravascular coagulation rat model. Chinese Medical Journal;125(10):1753-1759.