THỜI GIAN SỐNG CÒN TOÀN BỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ HẮC TỐ DA GIAI ĐOẠN CHƯA DI CĂN XA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống còn toàn bộ và một số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân ung thư hắc tố da giai đoạn I, II, III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 84 bệnh nhân (BN) UTHT da giai đoạn I, II, III điều trị tại bệnh viện K từ tháng 1/2018 đến 12/2021. Ước tính thời gian sống còn toàn bộ theo phương pháp Kaplan – Meier. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn toàn bộ sử dụng phương pháp hồi qui Cox với độ tin cậy 95% (p = 0,05). Kết quả: 72,6% bệnh nhân được phẫu thuật cắt rộng khối u và vét hạch, 25,0% được phẫu thuật cắt cụt chi/tháo khớp và vét hạch, 2,4% bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt rộng u hoặc cắt cụt chi/tháo khớp đơn thuần. 54,8% bệnh nhân không có chỉ định điều trị bổ trợ sau mổ (các bệnh nhân này đều ở giai đoạn I, II), 10,7% BN từ chối điều trị bổ trợ, 22,6% bệnh nhân điều trị hóa chất bổ trợ, 11,9% bệnh nhân điều trị bổ trợ bằng thuốc miễn dịch pembrolizumab. Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 35,9 tháng, 95% CI là 28,7-43,1 tháng. Những bệnh nhân có đặc điểm bề dày u T1-2, giai đoạn bệnh I-II, không có loét u, không xâm nhập mạch, không xâm nhập lympho và tỉ lệ nhân chia ≤ 6 có thời gian sống còn toàn bộ cao hơn đáng kể (p < 0,05). Trong đó, giai đoạn bệnh I-II, và không xâm nhập mạch là hai yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập với thời gian sống còn toàn bộ. Kết luận: Bệnh nhân UTHTD giai đoạn chưa di căn, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng hàng đầu. Thời gian sống còn toàn bộ trung vị là 35,9 (95%CI là 28,7-43,1 tháng) Trong đó, giai đoạn bệnh I-II, và không xâm nhập mạch là hai yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập với thời gian sống còn toàn bộ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư hắc tố da, giai đoạn chưa di căn, thời gian sống còn toàn bộ, một số yếu tố tiên lượng
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Hoàng Anh và cộng sự (1993), Ung thư Hà Nội 1991- 1992, Tạp chí y học Việt Nam; chuyên đề ung thư, tập 173, số 7, 14-21.
3. Marc Hurlbert (2020). 2020 Melanoma mortality rates decreasing despite ongoing increase in incidence—melanoma research Alliance.
4. Swetter SM, Bichakjian C, DiMaio D, Galan A, Kiuru M, Smith E. NCCN Guidelines Index Table of Contents Discussion. Published online 2023.
5. Vũ Thanh Phương. Đánh Giá Một Số Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Kết Quả Phẫu Thuật Triệt Căn Ung Thư Hắc Tố Da Tại Bệnh Viện K. Luận văn thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2013.
6. Phương VT. Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn II, III. Published online 2023.
7. Mandalà M, Imberti GL, Piazzalunga D, et al. Clinical and histopathological risk factors to predict sentinel lymph node positivity, disease-free and overall survival in clinical stages I-II AJCC skin melanoma: outcome analysis from a single-institution prospectively collected database. Eur J Cancer. 2009;45(14): 2537-2545. doi:10.1016/j.ejca.2009.05.034
8. Tas F, Erturk K. Histological lymphovascular invasion is associated with nodal involvement, recurrence, and survival in patients with cutaneous malignant melanoma. Int J Dermatol. 2017;56(2):166-170. doi:10.1111/ijd.13405