THỰC TRẠNG NGÃ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Văn Đạt1, Nguyễn Thị Thu Hương1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng ngã ở người bệnh cao tuổi sau đột quỵ tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 người bệnh ³ 60 tuổi được chẩn đoán đột quỵ não khám và điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ tháng 07-11/2021. Tiền sử ngã, nguy cơ ngã, số lần ngã, hoàn cảnh ngã, vị trí ngã và chấn thương sau ngã được thu thập thông qua phỏng vấn. Kết quả: Tỉ lệ người cao tuổi sau đột quỵ có ngã trong tiền sử, ngã trong 12 tháng qua và ngã > 1 lần trong 12 tháng qua lần lượt là 47,7%, 29% và 13,1%. Vị trí ngã thường gặp nhất là phòng ngủ với 45,1%, nhà vệ sinh với 38,7%, hành lang và đường phố là 6,5%, cầu thang là 3,1%. Hoàn cảnh ngã phổ biến nhất là mất thăng bằng (38,7%), trượt chân (32,3%) và chóng mặt khi đứng lên (16,1%). Có 10 (32,3%) trường hợp không gặp chấn thương sau ngã. Loại chấn thương thường gặp là tổn thương phần mềm chiếm 35,5%. Gãy xương và tình trạng phải nhập viện đều được ghi nhận ở 4 trường hợp (12,9%). Chấn thương vùng đầu chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,5% (2 trường hợp). 89,7% người bệnh cao tuổi sau đột quỵ có nguy cơ ngã cao (TUG). Kết luận: Tỉ lệ ngã, nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi sau đột qụy khá cao và có đặc điểm về hoàn cảnh ngã, vị trí ngã và chấn thương sau ngã đa dạng. Sàng lọc tình trạng ngã và nguy cơ ngã từ đó đưa ra các can thiệp dự phòng ngã là rất cần thiết đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Organization WH, Ageing WHO, Unit LC. WHO global report on falls prevention in older age. World Health Organization; 2008.
2. James SL, Lucchesi LR, Bisignano C, et al. The global burden of falls: global, regional and national estimates of morbidity and mortality from the Global Burden of Disease Study 2017. Inj Prev. 2020;26(Supp 1):i3-i11.
3. Batchelor FA, Mackintosh SF, Said CM, Hill KD. Falls after stroke. Int J Stroke. 2012;7(6):482-490.
4. Yew KS, Cheng EM. Diagnosis of acute stroke. Am Fam Physician. 2015;91(8):528-536.
5. Goh HT, Nadarajah M, Hamzah NB, Varadan P, Tan MP. Falls and Fear of Falling After Stroke: A Case-Control Study. PM R. 2016;8(12):1173-1180.
6. Mackintosh SF, Goldie P, Hill K. Falls incidence and factors associated with falling in older, community-dwelling, chronic stroke survivors (> 1 year after stroke) and matched controls. Aging clinical and experimental research. 2005; 17(2):74-81.
7. Lee KB, Lee JG, Kim BJ, et al. The Epidemiology of Fracture in Patients with Acute Ischemic Stroke in Korea. J Korean Med Sci. 2019;34(22):e164. Published 2019 Jun 10. doi:10.3346/jkms.2019.34.e164