TÌNH HÌNH NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Quỳnh Anh1, Vũ Huy Lượng1,2, Nguyễn Thị Hà Vinh1,2, Phạm Quỳnh Hoa1, Lê Huyền My2, Lê Hữu Doanh1,2, Lê Văn Trung2, Nguyễn Văn Thường1,2, Nguyễn Văn An3,4, Lê Thị Trang Nhung1, Lê Hạ Long Hải1,2,
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Quân y
4 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm Human papillomavirus (HPV) là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến trên thế giới. Virus này cũng có khả năng gây ra nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thực hiện kỹ thuật realtime PCR trên các mẫu dịch sinh dục của người bệnh đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương nhằm xác định tỷ lệ nhiễm, phân bố các type và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HPV. Kết quả: Từ 1.646 người bệnh làm xét nghiệm, có 1.394 (84,7%) mẫu dương tính với HPV. Trong các mẫu dương tính, tỷ lệ đơn nhiễm HPV là 40,8% và tỷ lệ đa nhiễm HPV là 59,2%; nữ giới chiếm 48,2% và nam giới chiếm 51,8%. Tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở nhóm tuổi 40 đến 49 (90,7%). Khả năng mắc đơn nhiễm HPV ở nam cao hơn ở nữ (OR=1,26;1,02-1,56; p=0,035). Ngược lại, khả năng mắc đa nhiễm HPV ở nữ cao hơn ở nam (OR=0,80; 0,64-0,98; p=0,035). Người bệnh mắc HPV ở Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất (56%), tiếp đến là Bắc bộ (39,5%) và cuối cùng là Nam bộ và Trung bộ (4,5%). Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HPV của người bệnh đến khám Bệnh viện Da liễu Trung ương ở mức cao, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của việc xét nghiệm HPV thường quy nhằm giảm tỷ lệ nhiễm HPV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Thắng và Cao Hữu Nghĩa, Xác định các genotype Human papilloma virus bằng kỹ thuật Real time PCR trên các bệnh nhân khám sàng lọc tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. 519(2).
2. de Martel, C., et al., Global burden of cancer attributable to infections in 2018: a worldwide incidence analysis. Lancet Glob Health, 2020. 8(2): p. e180-e190.
3. IARC Working Group on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans, Biological agents. 2012. 100(Pt B): p. 1-441.
4. Kombe Kombe, A.J., et al., Epidemiology and Burden of Human Papillomavirus and Related Diseases, Molecular Pathogenesis, and Vaccine Evaluation. Front Public Health, 2020. 8: p. 552028.
5. Rezaee Azhar, I., et al., Prevalence of human papilloma virus (HPV) genotypes between outpatients males and females referred to seven laboratories in Tehran, Iran. Infect Agent Cancer, 2022. 17(1): p. 7.
6. World Health Organization (WHO). HPV LabNet newsletter No.8. World health Oraganization's global human papillomavirus's laboratory network. 2011; Available from: https://cdn.who.int/media/docs/default-source/ biologicals/vaccine-standardization/human-papillomavirus-(hpv)/hpv_labnet_newsletter_ 8.pdf.
7. World Health Organization (WHO). Cervical cancer. 2024 04 Apr 2024]; Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cervical-cancer.
8. Yi, J., et al., The impact of the COVID-19 pandemic on the prevalence and genotype distribution of HPV infection in Beijing, China. J Med Virol, 2023. 95(10): p. e29155.