MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2022-2023

Trần Song Giang1,, Lê Đình Thanh2
1 Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch mai
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi tại Hà Nội năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích trên 1020 đối tượng là người cao tuổi sinh sống tại 5 phường trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả: Trong các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và rối loạn lipit máu là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất ở cả hai giới, gặp ở hầu hết người cao tuổi mắc bệnh tim mạch. Những người có chỉ số WHR bất thường có tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn so với những người có chỉ số WHR bình thường, với tỉ lệ lần lượt là 65,7% và 55,9%. Sử dụng rượu bia và hút thuốc lá là các yếu tố liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi, trong đó những người cao tuổi lạm dụng rượu có tỉ lệ bệnh tim mạch cao đáng kể (100%), sau đó đến uống rượu thường xuyên > uống không thường xuyên > không uống, với tỉ lệ mắc bệnh tim mạch lần lượt là 62,2%; 60,7% và 56%; người cao tuổi hút thuốc lá có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch (65,5%) cao hơn những người không hút (55,3%). Bên cạnh đó, những người có thới quen ăn mặn, ăn phủ tạng động vật, ăn bánh kẹo, đường ngọt và ăn mỡ động vật có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn đáng kể so với những người không có thói quen này. Kết luận: Một số yếu tố liên quan tới bệnh tim mạch ở người cao tuổi tại Hà Nội là: tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, đái tháo đường, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các thói quen ăn mặn, ăn phủ tạng, mỡ động vật, bánh kẹo, đường ngọt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2021). Cardiovascular diseases, ttps://www.who.int/ health-topics/cardiovascular-diseases/.
2. Zhao D. J. J. A. (2021), "Epidemiological features of cardiovascular disease in Asia", JACC: Asia, 1(1), 1-13.
3. Lê Hoài Nam, Trần Văn Hưởng, Nguyễn Văn Tập (2017), "Mô hình bệnh tật người cao tuổi tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị", Tạp chí Y học cộng đồng, 37, 81-86.
4. Noale M., Limongi F., Maggi S. J. F, et al. (2020), "Epidemiology of cardiovascular diseases in the elderly", Frailty Cardiovascular Diseases: Research into an Elderly Population, 29-38.
5. Nguyễn Thị Hương Giang, Bùi Hồng Ngọc (2021), "Thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018", Tạp chí nghiên cứu Y học, 144 (8), 253-263.
6. Lloyd-Jones D. M., Larson M. G., Leip E. P., et al. (2002), "Lifetime risk for developing congestive heart failure: the Framingham Heart Study", Circulation, 106 (24), 3068-3072.
7. Trần Văn Long (2015), "Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức-thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2012", Trường Đại học Y tế công cộng, 20, 238-244.
8. Peters S. A., Huxley R. R., Woodward M. (2014), "Diabetes as risk factor for incident coronary heart disease in women compared with men: a systematic review and meta-analysis of 64 cohorts including 858,507 individuals and 28,203 coronary events", Diabetologia, 57, 1542-1551.
9. Lee W., Hwang S.-H., Choi H., et al. (2017), "The association between smoking or passive smoking and cardiovascular diseases using a Bayesian hierarchical model: based on the 2008-2013 Korea Community Health Survey", Epidemiology health, 39.
10. Nguyễn Tiến Mạnh, Vũ Tùng Sơn., Nguyễn Văn Chuyên, et al. (2022), "Một số yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam, 515 (2).