KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐƯỜNG MIỆNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA Ở NAM GIỚI

Lê Thế Đường1,, Ngô Quốc Duy1,2, Trần Đức Toàn1, Ngô Xuân Quý1, Lê Văn Quảng1,2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ung thư tuyến giáp ở nam giới có một số điểm khác biệt so với nữ giới như kích thước u lớn hơn, tỷ lệ di căn hạch cao hơn. Các đặc điểm này ảnh hưởng đến chỉ định cũng như kết quả điều trị. Gần đây, phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp qua tiền đình miệng (TOETVA) ngày càng được áp dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt có nhiều ưu điểm trong phẫu thuật ung thư. Tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này trên đối tượng nam giới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 32 bệnh nhân nam giới được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được phẫu thuật nội soi bằng phương pháp TOETVA tại Bệnh viện K từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 25,6 ± 5,7 (16-35 tuổi). Kích thước u trung bình là 9,0 ± 3,4 mm (4-18 mm). Có 29 BN cắt một thùy, eo tuyến giáp và vét hạch cổ trung tâm với thời gian mổ trung bình là 92,6 ± 3,4 phút. Chỉ có 3 BN cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ trung tâm với thời gian mổ trung bình là 130,4 ± 2,3  phút. Tỷ lệ di căn hạch cổ trung tâm sau mổ là 53,1%. Các biến chứng ít gặp và đa số là tạm thời, hồi phục sau 3 tháng. Thời gian hậu phẫu trung bình là 4,2 ± 1,3 (2-9 ngày). Tất cả bệnh nhân đều có mức độ đau nhẹ sau mổ và hài lòng về kết quả thẩm mỹ. Kết luận: TOETVA là một phương pháp an toàn, hiệu quả, đạt kết quả thẩm mĩ tối ưu trên đối tượng bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa ở nam giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3), 209–249.
2. Gajowiec A., Chromik A., Furga K., et al. (2021). Is Male Sex A Prognostic Factor in Papillary Thyroid Cancer?. J Clin Med, 10(11), 2438.
3. Kim M.J., Lee S.G., Kim K., et al. (2019). Current trends in the features of male thyroid cancer: Retrospective evaluation of their prognostic value. Medicine (Baltimore), 98(19), e15559.
4. Russell J.O., Sahli Z.T., Shaear M., et al. (2020). Transoral thyroid and parathyroid surgery via the vestibular approach—a 2020 update. Gland Surg, 9(2), 409–416.
5. Anuwong A. (2016). Transoral Endoscopic Thyroidectomy Vestibular Approach: A Series of the First 60 Human Cases. World J Surg, 40(3), 491–497.
6. Le Q.V., Ngo D.Q., Tran T.D., et al. (2020). Transoral Endoscopic Thyroidectomy Vestibular Approach: An Initial Experience in Vietnam. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, 30(3), 209–213.
7. Anuwong A., Ketwong K., Jitpratoom P., et al. (2018). Safety and Outcomes of the Transoral Endoscopic Thyroidectomy Vestibular Approach. JAMA Surg, 153(1), 21–27.
8. Nguyen H.X., Nguyen H.X., Nguyen T.T.P., et al. (2022). Transoral endoscopic thyroidectomy by vestibular approach in Viet Nam: surgical outcomes and long-term follow-up. Surg Endosc, 36(6), 4248–4254.
9. Wang Y., Zhou S., Liu X., et al. (2021). Transoral endoscopic thyroidectomy vestibular approach vs conventional open thyroidectomy: Meta-analysis. Head Neck, 43(1), 345–353.
10. Wang T., Wu Y., Xie Q., et al. (2020). Safety of central compartment neck dissection for transoral endoscopic thyroid surgery in papillary thyroid carcinoma. Jpn J Clin Oncol, 50(4), 387–391.