CÁC LOẠI DỊ DẠNG VÁCH NGĂN MŨI TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm xác định tỷ lệ, phân bố tuổi và giới của các loại dị dạng vách ngăn trên cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) ở các bệnh nhân (BN) viêm mũi xoang mãn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hồi cứu mô tả cắt ngang phân tích dị dạng vách ngăn mũi trên 200 BN được chụp MSCT xoang không tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 09/2020 đến tháng 09/2022. Quy trình chụp MSCT từ xoang trán đến hết xoang bướm với các lớp mỏng 0.625mm, tái tạo theo mặt phẳng coronal vuông góc với khẩu cái cứng và axial song song với khẩu cái cứng. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 200 BN có viêm mũi xoang mạn tính. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 47,8±14,4, dao động từ 8-77 tuổi với 103 BN (51,5%) nam và 97 BN (48,5%) nữ. Trong số 200 BN có 127 BN (63,5%) có dị dạng vách ngăn mũi với tỷ lệ dị dạng loại I là 28 BN (28,22%), loại hai II là 18 BN (18,14%), III là 20 BN (18,14%), IV là 2 (2,1%), V là 15 BN (15,12%), VI là 1 BN (1,1%), VII là 17 BN (17,13%), tỷ lệ mào vách ngăn là 24 BN (24,19%) và số BN có xoang hơi vách ngăn là 2 BN (2,2%). Độ tuổi trung bình của nhóm có và không có dị dạng vách ngăn mũi là 48,1±13,7 và 47,1±15,7, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Trong nhóm có dị dạng vách ngăn mũi, tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 49,5% (51 BN) và 50,5% (52 BN), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Kết luận: Dị dạng vách ngăn là một biến thể giải phẫu khá phổ biến ở các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. Không có sự khác biệt giữa tuổi và giới ở các bệnh nhân có hay không có dị dạng vách ngăn mũi có viêm mũi xoang mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dị dạng vách ngăn mũi. Chụp cắt lắp vi tính đa dãy. Viêm xoang mạn tính.
Tài liệu tham khảo
2. Shpilberg KA, Daniel SC, Doshi AH, Lawson W, Som PM. CT of Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses and Nasal Cavity: Poor Correlation With Radiologically Significant Rhinosinusitis but Importance in Surgical Planning. AJR Am J Roentgenol. 2015;204(6): 1255-1260. doi:10.2214/AJR.14.13762
3. Fokkens WJ, Lund VJ, Mullol J, et al. EPOS 2012: European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2012. A summary for otorhinolaryngologists. Rhinology. 2012;50(1):1-12. doi:10.4193/Rhino12.000
4. Reddy UDMA, Dev B. Pictorial essay: Anatomical variations of paranasal sinuses on multidetector computed tomography-How does it help FESS surgeons? Indian J Radiol Imaging. 2012; 22(4): 317-324. doi:10.4103/0971-3026. 111486
5. Azila A, Irfan M, Rohaizan Y, Shamim AK. The prevalence of anatomical variations in osteomeatal unit in patients with chronic rhinosinusitis. Med J Malaysia. 2011;66(3):191-194.
6. Fadda Gl, Rosso S, Aversa S, Petrelli A, Ondolo C, Succo G. Multiparametric statistical correlations between paranasal sinus anatomic variations and chronic rhinosinusitis. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2012;32(4):244-251.
7. Smith KD, Edwards PC, Saini TS, Norton NS. The prevalence of concha bullosa and nasal septal deviation and their relationship to maxillary sinusitis by volumetric tomography. Int J Dent. 2010;2010:404982. doi:10.1155/2010/404982
8. Stallman JS, Lobo JN, Som PM. The incidence of concha bullosa and its relationship to nasal septal deviation and paranasal sinus disease. AJNR Am J Neuroradiol. 2004;25(9):1613-1618.
9. Imaging of the paranasal sinuses and nasal cavity: normal anatomy and clinically relevant anatomical variants - PubMed. Accessed April 18, 2024. https://pubmed. ncbi.nlm.nih.gov/19388234/
10. Kumbhare S, Ashwinirani SR, Suragimath G, Sande A. Prevalence of nasal septum deviation and its association with chronic maxillary sinusitis. J Oral Med Oral Surg Oral Pathol Oral Radiol. 8(1):16-19. doi:10.18231/j.jooo.2022.004