ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẮT DỊCH KÍNH BƠM SILICONE KẾT HỢP ĐAI CỦNG MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC CÓ LỖ RÁCH TĂNG SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Tăng sinh dịch kính võng mạc là một biến chứng của quá trình diễn tiến bệnh lý của bong võng mạc có lỗ rách nguyên phát và là nguyên nhân thường gặp nhất của thất bại sau phẫu thuật bong võng mạc. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của cắt dịch kính bơm silicone kết hợp đai củng mạc trong bong võng mạc có lỗ rách tăng sinh. Đối tượng: Bệnh nhân bong võng mạc có lỗ rách tăng sinh giai đoạn C theo bảng phân loại của Hội Võng Mạc Thế Giới năm 1983. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Bệnh nhân được cắt dịch kính bơm silicone nội nhãn kết hợp đai vòng củng mạc. Sau 3-6 tháng, tháo dầu silicone. Kết quả: Nghiên cứu có 34 mắt với thời gian theo dõi 7 tháng. Tỉ lệ võng mạc áp sau 1 lần phẫu thuật là 82,4%. Thị lực chỉnh kính (logMAR) cải thiện từ 1,84 ± 0,63 ở thời điểm trước phẫu thuật lên 0,83 ± 0,24 ở thời điểm sau phẫu thuật 7 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Biến chứng: Bong võng mạc tái phát 17,65%, tăng nhãn áp 32,35%, đục thể thủy tinh 40%, màng trước võng mạc 5,88%, lộ đai củng mạc 2,94%. Kết luận: Cắt dịch kính bơm silicone kết hợp đai củng mạc hiệu quả đối với bong võng mạc có lỗ rách tăng sinh giai đoạn C, với tỉ lệ võng mạc áp sau 1 lần phẫu thuật khá cao và cải thiện thị lực sau phẫu thuật
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Bong võng mạc, tăng sinh dịch kính võng mạc, cắt dịch kính, đai củng mạc, dầu silicone.
Tài liệu tham khảo
2. Adelman RA, Parnes AJ, Ducournau D, European Vitreo-Retinal Society Retinal Detachment Study Group. (2013). Strategy for the management of complex retinal detachments: the European vitreo-retinal society retinal detachment study report 2. Ophthalmology. 120(9): 1809-13.
3. Alexander P, Ang A, Poulson A, Snead MP. (2008). Scleral buckling combined with vitrectomy for the management of rhegmatogenous retinal detachment associated with inferior retinal breaks. Eye (Lond). 22(2): 200-3.
4. Hanneken AM, Michels RG. (1988). Vitrectomy and scleral buckling methods for proliferative vitreoretinopathy. Ophthalmology. 95(7): 865-9.
5. Ho PC, McMeel JW. (1985). Retinal detachment with proliferative vitreoretinopathy: surgical results with scleral buckling, closed vitrectomy, and intravitreous air injection. Br J Ophthalmol. 69(8): 584-7.
6. Lai FH, Lo EC, Chan VC, Brelen M, Lo WL, Young AL. (2016). Combined pars plana vitrectomy-scleral buckle versus pars plana vitrectomy for proliferative vitreoretinopathy. Int Ophthalmol. 36(2): 217-24.
7. Okonkwo ON, Hassan AO, Oderinlo O. (2020). "Outcome of vitrectomy for advanced proliferative vitreoretinopathy complicating primary rhegmatogenous retinal detachment among Nigerians. Niger J Clin Pract. 23(3): 337-342.
8. Sadaka A, Giuliari GP. (2012). "Proliferative vitreoretinopathy: current and emerging treatments. Clin Ophthalmol. 6: 1325-33.