ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN MẮC HEN PHẾ QUẢN BẬC 1 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG

Hồ Hữu Phước1,2, Cao Thị Mỹ Thúy3, Nguyễn Thị Hồng Trân2,
1 Trung tâm Y tế huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý đa dạng về lâm sàng và cơ chế sinh bệnh học, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí, tăng tính phản ứng phế quản và co thắt phế quản có hồi phục. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân mắc hen phế quản bậc 1 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân hen phế quản bậc 1 được quản lý và đang theo dõi điều trị tại Phòng Quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 04/2023 đến tháng 03/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 57,38 ± 12,52 (nam) và 59,13 ± 11,69 (nữ). Hơn 50% bệnh nhân được kiểm soát hen tốt. Nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các đặc điểm hút thuốc/phơi nhiễm với khói thuốc lá (p <0,001) và trào ngược dạ dày thực quản (p =0,001) trên 2 nhóm bệnh nhân hen phế quản giới tính nam và nữ. Kết luận: HPQ là bệnh lí đa dạng với nhiều yếu tố tác động, bệnh khởi phát ở người lớn tuổi tạo nên gánh nặng về bệnh tật, suy giảm chất lượng cuộc sống. Vẫn còn 26% bệnh nhân chưa được kiểm soát cần được theo dõi hỗ trợ điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Global Asthma Network (2018), The Global Asthma Report 2018, New Zealand.
2. Nguyễn Quang Chính (2017). Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng, Hải Phòng, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
3. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, Quyết định số 1851/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2020.
4. Plaza V, Giner J, Curto E, et al. Investigators of the RE-TAI study. Assessing Adherence by Combining the Test of Adherence to Inhalers With Pharmacy Refill Records. J Investig Allergol Clin Immunol. 2021 Feb 17;31(1):58-64. doi: 10.18176/jiaci.0461.
5. Izuhara Y, Matsumoto H, Kanemitsu Y, et al. GLCCI1 variant accelerates pulmonary function decline in patients with asthma receiving inhaled corticosteroids. Allergy. 2014 May;69(5):668-73. doi: 10.1111/all.12400.
6. Trương Thị Xuân Mai, Thị Thanh Tuyền Lê, Thị Thu Hương Nguyễn và cộng sự (2022) “Tình hình tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ngoại Trú Hen Phế quản tại Bệnh viện Bà Rịa năm 2021-2022”. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 47, tr: 106-114.
7. Sood A, Qualls C, Schuyler M, Arynchyn A, Alvarado JH, Smith LJ, Jacobs DR Jr. Adult-onset asthma becomes the dominant phenotype among women by age 40 years. the longitudinal CARDIA study. Ann Am Thorac Soc. 2013 Jun; 10 (3):188-97. doi:10.1513/AnnalsATS. 201212-115OC.
8. Kankaanranta H, Kauppi P, Tuomisto LE, Ilmarinen P. Emerging Comorbidities in Adult Asthma: Risks, Clinical Associations, and Mechanisms. Mediators Inflamm. 2016; 2016: 3690628. doi: 10.1155/2016/3690628.
9. Boulet LP. Influence of comorbid conditions on asthma. Eur Respir J. 2009 Apr;33(4):897-906. doi: 10.1183/09031936.00121308.