NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊN NANG CỨNG TD.0072 LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính cấp và xác định LD50 của viên nang cứng TD.0072 trên chuột nhắt trắng.Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng TD0072 lên một số chỉ số huyết học và của chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 25-30 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Nghiên cứu độc tính cấp và xác định LD50 của viên nang cứng TD.0072 trên chuột nhắt trắng theo đường uống bằng phương pháp Litchfield-Wilcoxon.Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng TD0072 lên một số chỉ số huyết học và của chuột nhắt trắng gây xơ gan bằng tiêm màng bụng CCl4. Kết quả: Chuột nhắt trắng được uống viên nang cứng TD.0072 từ liều thấp nhất đến liều cao nhất. Lô chuột đã uống đến liều 0,25 ml/10 g, 3 lần trong 24 giờ dung dịch đậm đặc, theo dõi thấy các liều viên nang cứng TD.0072 không có biểu hiện gì, không xuất hiện triệu chứng bất thường nào trong 72 giờ sau uống. Từ đó tính được liều dung nạp tối đa (Luôn nhỏ hơn liều chết 50%) của viên nang cứng TD.0072 là: 75 viên/kg.Các chỉ số huyết học không có sự cải thiện ở các lô uống TD0072 so với lô mô hình (p>0,05).Silymarin liều 140 mg/kg làm tăng đáng kể số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit so với lô mô hình (p<0,001). Kết luận: Chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của viên nang cứng TD.0072 theo đường uống. Viên nang cứng TD.0072 không có biểu hiện độc tính cấp trên chuột nhắt, theo đường uống ở liều 75 viên/kg (liều gấp 78,12 lần liều dùng dự kiến).TD0072 liều 5,184 g/kg (liều gấp 3 liều dự kiến có tác dụng trên lâm sàng) có xu hướng cải thiện chức năng chức phận tạo máu trên chuột được phục hồi sau khi gây xơ gan bằng CCl4, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
độc tính cấp, huyết học, TD0072.
Tài liệu tham khảo
2. Bích, Đ. H., Tập, N., Hiển, P. V., Toàn, T., Lộ, V. N., Mân, P. K.,... & Chung, Đ. Q. (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. Đỗ Trung Đàm (2006), Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo
4. Bộ môn Hoá sinh, Trường Đại học Y Hà Nội, (2001), Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 646-685
5. Tsochatzis E.A., Bosh J., Burroughs A.K. (2014). Liver cirrhosis, Lancet, 383(9930), pp 1749-1761
6. Gerhard Vogel H. (2016), Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer.
7. World Health Organization (2013),Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.
8. Scholten D, Trebicka J, Liedtke C, Weiskirchen R. The carbon tetrachloride model in mice. Lab Anim. 2015;49(1 Suppl):4-11.