ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐAU DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH THEO THANG ĐIỂM LANSS Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng có đau cột sống với thang điểm đau VAS ≥ 3 điểm đang điều trị tại Trung tâm Cơ Xương Khớp từ tháng 10/2022 đến tháng 10 năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Có mối liên quan giữa đau do nguyên nhân thần kinh, đánh giá bằng thang điểm LANSS, ở bệnh nhân thoái hóa cột sống với một số yếu tố: Tuổi nguy cơ cao gấp 5,18 lần ở nhóm tuổi ≥ 70. Bệnh nhân thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23) có nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh cao gấp 5,02 lần. Nhóm có tiền sử phẫu thuật CSTL có nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh cao gấp 2,95 lần. Nhóm đau nhiều (VAS ≥ 7 điểm) có nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh cao gấp 6,48 lần. Nguy cơ đau thần kinh ở nhóm BN Xquang có hẹp khe đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp cao hơn nhóm Xquang không có các dấu hiệu trên theo thứ tự là: 3,78 và 16,15 lần. Nhóm bệnh nhân có ≥ 4 đốt sống thoái hóa có nguy cơ đau thần kinh cao gấp 6,62 lần. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh liên quan đến giới, thời gian đau CSTL, Xquang mất đường cong sinh lý CSTL, gai xương, đặc xương đưới sụn. Kết luận: Nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh theo thang điểm LANSS tăng lên ở nhóm tuổi cao (≥ 70), thừa cân/béo phì, có tiền sử phẫu thuật CSTL trước đây, mức độ đau nhiều (VAS ≥ 7 điểm), Xquang có hẹp khe đĩa đệm và hẹp lỗ liên hợp, nhiều đốt sống thoái hóa (≥ 4 đốt sống) với OR lần lượt là: 5,18; 5,02; 2,95; 6,48; 3,78 và 16,15; 6,62.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thoái hóa cột sống thắt lưng, đau do nguyên nhân thần kinh, LANSS.
Tài liệu tham khảo
2. Bennett MI, Smith BH, Torrance N, Potter J. The S-LANSS score for identifying pain of predominantly neuropathic origin: validation for use in clinical and postal research. The journal of pain. 2005;6(3):149-158.
3. El Sissi W, Arnaout A, Chaarani MW, et al. Prevalence of neuropathic pain among patients with chronic low-back pain in the Arabian Gulf Region assessed using the leeds assessment of neuropathic symptoms and signs pain scale. The Journal of international medical research. 2010;38(6):2135-2145.
4. Kaki AM, El-Yaski AZ, Youseif E. Identifying neuropathic pain among patients with chronic low-back pain: use of the Leeds Assessment of Neuropathic Symptoms and Signs pain scale. Regional anesthesia and pain medicine. 2005;30(5):422-428.
5. Rajput K, Ng J, Zwolinski N, Chow RM. Pain Management in the Elderly: A Narrative Review. Anesthesiology clinics. 2023;41(3):671-691.
6. Lục Chánh Trực. Đánh giá sự khác biệt giữa đau thần kinh và đau thụ thể mạn tính bằng thang điểm DN4 và LANSS. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016;168-174.
7. Sivas F, Uzun Ö, Başkan B, Bodur H. The neuropathic pain component among patients with chronic low back-radicular pain. Journal of back and musculoskeletal rehabilitation. 2018;31(5):939-946.
8. Ceceli E, Gumruk S, Okumus M, Kocaoglu S, Goksu H, Karagoz A. Comparison of 2 methods of neuropathic pain assessment in carpal tunnel syndrome and hand functions. Neurosciences (Riyadh, Saudi Arabia). 2018;23(1):23-28.