NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT REAL-TIME PCR ĐỂ KIỂM TRA CHỈ TIÊU TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ TRONG GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN CỦA DƯỢC PHẨM

Trịnh Túy An1, Lưu Quốc Khánh1, Lê Văn Hoài Trân1, Nguyễn Khắc Tiệp2, Vũ Thanh Thảo1,
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiểm nghiệm giới hạn nhiễm khuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với dược phẩm trước khi đưa vào lưu hành trên thị trường. Phương pháp real-time PCR cho phép kiểm tra nhanh sự hiện diện của các vi sinh vật trong mẫu với độ nhạy và độ chính xác cao. Mục đích: Nghiên cứu kỹ thuật real-time PCR để kiểm tra chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí trong giới hạn nhiễm khuẩn. Phương pháp: Phương pháp chiết RNA bằng SDS-TRIzol được khảo sát trên các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Mồi và nồng độ mồi thích hợp để xác định mỗi chỉ tiêu được kiểm tra in silico và in vitro. Quy trình định lượng vi khuẩn bằng real-time PCR được thẩm định độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, giới hạn định lượng (LOQ) và giới hạn phát hiện (LOD). Kết quả: Phương pháp chiết RNA bằng SDS-TRIzol cho hiệu quả chiết RNA tốt nhất với thời gian xử lý nhiệt để phá vỡ thành tế bào vi khuẩn là 5 phút và không xử lý với lysozym. Định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí bằng RT-qPCR với cặp mồi Bac_890F/Bac_1034R nồng độ 50 nM cho LOQ và LOD là 8 CFU/ml và 2 CFU/ml. Quy trình khảo sát đạt các yêu cầu thẩm định về độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ chính xác và độ đúng (RSD < 25%). Kết luận: Kỹ thuật real-time PCR có thể được áp dụng để kiểm tra giới hạn nhiễm khuẩn về tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dược phẩm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dược điển Việt Nam V – Tập 2: Bộ Y Tế, 2017, tr. PL300-PL311.
2. Broeders S., Huber I., Grohmann L., et al. (2014). “Guidelines for validation of qualitative real-time PCR methods”, Trends in Food Science and Technology, 37 (2), pp. 115-126.
3. Kralik P., Ricchi M. (2017). “A basic guide to real time PCR in microbial diagnostics: definitions, parameters, and everything”, Frontiers in Microbiology, 8 (108), pp. 1-9.
4. Yang S., Lin S., Kelen G. D., et al. (2002). “Quantitative multiprobe PCR assay for simultaneous detection and identification to species level of bacterial pathogens”, Journal of Clinical Microbiology, 40 (9), pp. 3449-3454.
5. Nadkarni M. A., Martin F. E., Jacques N. A., et al. (2002). “Determination of bacterial load by real-time PCR using a broad-range (universal) probe and primers set”, Microbiology, 148 (1), pp. 257-266.
6. Tillman G. E., Simmons M., Wasilenko J. L., et al. (2015). “Development of a Real‐Time PCR for Escherichia coli based on gadE, an acid response regulatory gene”, Letters in Applied Microbiology, 60 (2), pp. 196-202.
7. Bej A. K., McCarty S. C., Atlas R. M. (1991). “Detection of coliform bacteria and Escherichia coli by multiplex polymerase chain reaction: comparison with defined substrate and plating methods for water quality monitoring”, Applied Environmental Microbiology, 57 (8), pp. 2429-2432.
8. Liang T., Long H., Zhan Z., et al. (2022). “Simultaneous detection of viable Salmonella spp., Escherichia coli, and Staphylococcus aureus in bird’s nest, donkey‐hide gelatin, and wolfberry using PMA with multiplex real‐time quantitative PCR”, Food Science and Nutrition, 10 (9), pp. 3165-3174.