ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022 - 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim chiếm tới 14% tử vong toàn cầu và là nguyên nhân chính làm giảm số năm sống còn (TLLs) và số năm sống trong bệnh tật hiệu chỉnh (DALYs). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 2 nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có và không có rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 128 bệnh nhân chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp được chụp động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 80,5% bệnh nhân có triệu chứng đau ngực điển hình, 38,3% bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ sau khi khởi phát, 84,4% có phân độ Killip I khi nhập viện. Tăng huyết áp, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (85,9% và 28,9%). Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên chiếm đa số với 62,5%. Điện tâm đồ ghi nhận 40,6% nhồi máu cơ tim vùng trước rộng, siêu âm tim ghi nhận 22,7% rối loạn vận động vùng và 33,6% rối loạn chức năng tâm trương. Kết luận: Ngoại trừ đặc điểm giới tính, đái tháo đường và ST chênh lên các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong nghiên cứu chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có và không có rối loạn lipid.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng vành cấp, siêu âm tim, troponin.
Tài liệu tham khảo
2. Adam Timmis, et al. (2018), "European Society of Cardiology: cardiovascular disease statistics 2017", European heart journal. 39(7), pp. 508-57
3. Nguyễn Văn Tân (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi”, Tạp chí Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Việt Nam, Số 3 – 2013, tr. 40 – 47
4. Nguyễn Thị Ngoãn, Trần Hải Hà, Huỳnh Thị Hồng Ngọc (2022), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 49/2022, tr. 61 – 68
5. Lê Thanh Bình, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Oanh Oanh (2021), “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp được can thiệp stent chỗ chia nhánh động mạch vành”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 504 (1), tr. 61 – 65.
6. Vũ Ngọc Trung (2021), Nghiên cứu tần suất đa hình gen CYP2C19 và mối liên quan với kết quả điều trị chống ngưng tập tiểu cầu ở người bệnh hội chứng mạch vành cấp, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 120 – 130.
7. Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2011), “Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng mạch vành cấp”, Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, số 58, tr.12-25.
8. Châu Văn Vinh, Hồ Thượng Dũng, Đoàn Văn Đệ (2017), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thành dưới tại bệnh viện Thống Nhất”, Chuyên đề tim mạch học.