CHUẨN HÓA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT CỦA THANG ĐO PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH VÀ KỲ THỊ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI - PHIÊN BẢN SỬA ĐỔI VÀ RÚT GỌN (GTS-R-SF)

Đinh Hữu Việt1,, Nguyễn Hoài Bắc2,3, Đỗ Ích Định2, Trần Văn Kiên2, Chu Thị Chi2, Phạm Hồng Hà3, Vũ Đức Vinh3, Nguyễn Trung Bách3
1 Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cộng đồng người chuyển giới được hình thành và ngày càng phát triển ở Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội, trong đó nhiều người còn có thái độ tiêu cực với nhóm thiểu số này. Hiện tại ở Việt Nam chưa có thang điểm nào đáng tin cậy để đánh giá thái độ của cộng đồng đối với nhóm người chuyển giới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành chuẩn hóa thang điểm phân biệt giới tính và kỳ thị người chuyển giới phiên bản rút gọn (GTS-R-SF) trên 197 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài việc chuẩn hóa thang điểm GTS-R-SF, chúng tôi đánh giá các yếu tố liên quan đến sự kì thị và thái độ bạo lực với người chuyển giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang điểm GTS-R-SF có tính thống nhất nội bộ cao với hệ số Cronbach’s alpha là 0,925. Phân tích yếu tố xác định (CFA) chỉ ra mẫu có mức độ phù hợp chấp nhận được với mô hình hai yếu tố. Phân tích độ tin cậy và độ tin cậy thử nghiệm cho thấy tính nhất quán nội tại của GTS-R-SF và hai yếu tố phụ đều tốt. Phân tích hồi quy đa biến logistic chỉ ra rằng yếu tố giới tính khai sinh là nam và có bạn bè thuộc cộng đồng LGBT có liên quan đến sự phân biệt giới và xu hướng bạo lực đối với người chuyển giới. Việc thực hiện nghiên cứu này là cần thiết để hướng đến đảm bảo công bằng cho cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. Winter et al., “Transgender people: health at the margins of society,” Lancet, vol. 388, no. 10042, pp. 390–400, Jul. 2016, doi: 10.1016/S0140-6736(16)00683-8.
2. L. Mizock, T. D. Woodrum, J. Riley, E. Sotilleo, N. Yuen, and A. Ormerod, “Coping with transphobia in employment: Strategies used by transgender and gender diverse people in the United States,” International Journal of Transgenderism, vol. 18, pp. 1–13, Apr. 2017, doi: 10.1080/15532739.2017.1304313.
3. S. E. Walch, K. A. Sinkkanen, E. M. Swain, J. Francisco, C. A. Breaux, and M. D. Sjoberg, “Using Intergroup Contact Theory to Reduce Stigma Against Transgender Individuals: Impact of a Transgender Speaker Panel Presentation,” J Applied Social Pyschol, vol. 42, no. 10, pp. 2583–2605, Oct. 2012, doi: 10.1111/j.1559-1816.2012.00955.x.
4. “Measuring Explicit Prejudice and Transphobia in Nursing Students and Professionals - PMC.” Accessed: Jan. 25, 2024. [Online]. Available: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pmc/articles/PMC8608125/
5. E. A. Tebbe, B. Moradi, and E. Ege, “Revised and abbreviated forms of the Genderism and Transphobia Scale: Tools for assessing anti-trans* prejudice.,” Journal of Counseling Psychology, vol. 61, no. 4, pp. 581–592, 2014, doi: 10.1037/cou0000043.
6. D. Epstein, S. O`Flynn, and D. Telford, Silenced sexualities in schools and universities. 2003.
7. M. V. Carrera-Fernández, M. Lameiras-Fernández, Y. Rodríguez-Castro, and P. Vallejo-Medina, “Spanish Adolescents’ Attitudes toward Transpeople: Proposal and Validation of a Short Form of the Genderism and Transphobia Scale,” The Journal of Sex Research, vol. 51, no. 6, pp. 654–666, Aug. 2014, doi: 10.1080/00224499.2013.773577.
8. H. C. Karpel et al., “Assessing Medical Students’ Attitudes and Knowledge Regarding LGBTQ Health Needs Across the United States,” J Prim Care Community Health, vol. 14, p. 21501319231186729, 2023, doi: 10.1177/ 21501319231186729.