ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN TẠI PHÒNG KHÁM KHOA NỘI 1 BỆNH VIỆN SAINT PAUL THÁNG 11-12 NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả dặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản tại phòng khám khoa Nội 1 bệnh viện Sain Paul tháng 11-12 năm 2020 Phương pháp: Mô tả cắt ngang Kết quả nghiên cứu: Đa số người bệnh hen phế quản có độ tuổi trên 70 (40%), là nam giới (58%),trong gia đình có người bị hen (70%), không có tiền sử dị ứng (62%), không mắc bệnh hen từ nhỏ (76%). Đa số người bệnh có huyết sắc tố trong giới hạn bình thường (90%), số lượng bạch cầu bình thường (94%), tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính bình thường (96%). Tất cả bệnh nhân có tỷ lệ bạch cầu đa nhân ưa a xít trong giới hạn bình thường. Đa số người bệnh có hình ảnh XQ phổi bình thường (78%). 12% người bệnh có hình ảnh phổi tăng sáng, rốn phổi đậm, 6% người bệnh có hình ảnh viêm phổi. 100% người bệnh trong độ tuổi từ 20-60 có chỉ số FEV1 trên 80%. Đa số người bệnh trong độ tuổi trên 70 có chỉ số FEV1 từ 60% - 80% (85%). Kết luận: Đa số bệnh nhân hen phế quản ngoài cơn hen có công thức máu và hình ảnh chức năng phổi bình thường. 100% người bệnh trong độ tuổi từ 20-60 có chỉ số FEV1 trên 80%. Đa số người bệnh trong độ tuổi trên 70 có chỉ số FEV1 từ 60% - 80% (85%)
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Trường Đại học Y Hà Nội (2020). Bệnh học nội khoa tập 1. Nhà xuất bản y học
3. Centers for Disease Control and Prevention (2012), “Work-related asthma - 38 and district of olumbia, 2006- 2009”, MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 61(20), pp. 375-8.
4. Chaari N, Amri C, Khalfallah T et al (2009), “Rhinitis and asthma related to cotton dust exposure in apprentices in theclothing industry”, Rev Mal Respir, 26(1), pp:29-36
5. Dương Quý Sỹ (2016), Sổ tay hướng dẫn xử trí và dự phòng hen phế quản, GINA
6. Hoang Thi Lam, EvaRönmark, Nguyen Van Tuong et al (2011), “Increase in asthma and a high prevalence of bronchitis: Results from a population study among adults in urban and rural Vietnam”, Respiratory Medicine, Volume 105, Issue 2, February 2011, Pages 177-185.
7. Nguyễn Năng An (2009), Hen phế quản, mấy vấn đề thời sự về lý luận, thực hành, Nhà xuất bản Y học
8. Phan Quang Đoàn (2011), “Một số nguyên nhân hay gặp gây Hen phế quản”, Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr 44- 46.