KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỨNG MẤT NGỦ Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ NĂM 2023

Châu Nhị Vân (周伟民 )1,2, Ngô Vĩ (吴伟 )1, Võ Trọng Tuân3, Nguyễn Thành Thượng4, Quảng Diễm Y2, Nguyễn Thị Hoài Trang2,
1 Trường Đại học Trung Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
4 Trường Cao đẳng Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất ngủ sau đột quỵ (PSI: Post-stroke insomnia) là một biến chứng rất phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ. Khảo sát đặc điểm các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền chứng mất ngủ ở bệnh nhân sau đột quỵ có ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân sau đột quỵ bị mất ngủ, mô tả đặc điểm các thể lâm sàng Y học cổ truyền ở những bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích với đối tượng là tất cả bệnh nhân sau đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ từ 11/2022 - 11/2023. Kết quả: Xác định được 103/260 bệnh nhân sau đột quỵ bị mất ngủ, ghi nhận được 5 thể lâm sàng Y học cổ truyền, lần lượt là Âm hư hỏa vượng chứng 40,8% (42/103), Tâm tỳ lưỡng hư chứng 27,2% (27/103), Đàm nhiệt nội nhiễu chứng 16,5% (19/103), Can uất hóa hỏa chứng 9,7% (14/103), Tâm hư đởm khiếp chứng 5,8% (6/103). Kết luận: Trong nghiên cứu, thể lâm sàng mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất là Âm hư hỏa vượng chứng, thấp nhất là Tâm hư đởm khiếp chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Minh Hoàng và Châu Nhị Vân (2022), Giáo trình Nội bệnh lý Y học cổ truyền tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 115-129.
2. Baylan, S., Griffiths, S., Grant, N., Broomfield, N. M., Evans, J. J., & Gardani, M. (2020), “Incidence and prevalence of post-stroke insomnia: A systematic review and meta-analysis”, Sleep medicine reviews, 49, pp. 101–222. https://doi.org/10.1016/j.smrv.2019.101222
3. Karaca B. (2016). Factors Affecting Poststroke Sleep Disorders. Journal of stroke and cerebrovascular diseases: the official journal of National Stroke Association, 25(3), 727–732. https://doi.org/10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2015.11.015
4. Pérez-Carbonell, L., & Bashir, S. (2020). Narrative review of sleep and stroke. Journal of thoracic disease, 12(Suppl 2), S176–S190. https://doi.org/10.21037/jtd-cus-2020-002
5. 邓爱军, 姜瑞雪, 马作峰 (2015), “不寐的中医证型及证素分布特点的文献研究[J]”, 中国中医药现代远程教育, 13(07), 147-149.
6. 丁宇坤,高雅,郭建波 (2017), “例失眠症证候要素及靶位分析[J]”, 北京中医药, 36(12), 1095-1097.
7. 侯杰军, 路亚娥, 吕予 (2019), “ 中医药治疗失眠临床研究进展[J]”, 陕西中医, 40(02), 270-272.
8. 刘东生, 连新福, 袁少英 (2015), “原发性失眠症中医证候群筛选的研究[J]”,中国当代医药, 22(04).
9. 中医中医科学院失眠症中医临床实践指南课题组.失眠症中医临床实践指南(WHO/WPO)[J].世界睡眠医学杂志,2016,3(01):8-25.
10. 中华人民共和国卫生部. 中药新药临床研究指导原则(第一辑)[M]. 1993:186.