MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI TRÊN PHIM CONEBEAM CT CỦA BỆNH NHÂN CÓ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI GÂY BIẾN CHỨNG

Lưu Văn Tường1, Bùi Mai Anh1,2, Hoàng Thị Linh1,, Lê Văn San3, Bùi Thế Quang3, Vũ Hồng Phúc3
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái răng khôn hàm dưới (RKHD) trên Conebeam CT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là người bệnh có RKHD gây biến chứng đến khám và điều trị tại Phòng khám Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Phương pháp nghiên cứu: là nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu là 98 bệnh nhân tương ứng với 98 phim CTCB có đầy đủ hình ảnh của 152 RKHD. Kết quả: Răng khôn lệch 80 - 100 độ có khả năng gây sâu mặt xa răng 7 thấp hơn 0,21 lần. Răng khôn có độ nghiêng từ 11-79 độ có khả năng bị sâu thấp hơn 0,42 lần. Răng mọc hoàn toàn có nguy cơ bị sâu răng cao gấp 2,39 lần. Giắt thức ăn làm tăng nguy cơ viêm quanh thân răng khôn lên 12,21 lần, Răng khôn ở vị trí B ít có nguy cơ bị viêm quanh thân răng khôn hơn 0,43 lần. Người bệnh đến khám với lý do đau ít có nguy cơ gây tiêu xương ổ răng hơn 0,17 lần. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tương quan trục RKHD so với R7 và biến chứng sâu mặt xa R7 và sâu RKHD. Tình trạng mọc răng khôn cũng có mối liên quan với biến chứng sâu RKHD. Biến chứng viêm quanh thân RKHD và lợi trùm RKHD có mối liên quan với lý do đến khám của bệnh nhân cũng như độ sâu RKHD so với mặt phẳng cắn R7.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Z. Haddad, M. Khorasani, M. Bakhshi, M. Tofangchiha, và Z. Shalli, “Radiographic Position of Impacted Mandibular Third Molars and Their Association with Pathological Conditions”, Int. J. Dent., vol 2021, tr 1–11, tháng 3 2021, doi: 10.1155/2021/8841297.
2. D. Li, Y. Tao, M. Cui, W. Zhang, X. Zhang, và X. Hu, “External root resorption in maxillary and mandibular second molars associated with impacted third molars: a cone-beam computed tomographic study”, Clin. Oral Investig., vol 23, số p.h 12, tr 4195–4203, tháng 12 2019, doi: 10.1007/s00784-019-02859-3.
3. Bùi Thanh Ngoan, “Nhận xét về mối tương quan giữa hình thái mọc và các biến chứng của răng khôn hàm dưới”. Truy cập: 15 Tháng Hai 2024. [Online]. Available at: https://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/202012140933-9dd4be7c-4e64-4fa7-a453-7d756a4ce262//FullPreview&TotalPage=70&ext=jpg#page/44/mode/2up
4. “Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng x-quang của răng khôn hàm dưới có lợi trùm, đánh giá kết quả xử trí tại Bệnh viện Bạch Mai”. Truy cập: 15 Tháng Hai 2024. [Online]. Available at: https://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/201808131028-ca6d12bc-1476-4d27-a2a7-bf3808d3336a//FullPreview&TotalPage=66&ext=jpg#page/44/mode/2up
5. Y. Chen và c.s., “Three-dimensional position of mandibular third molars and its association with distal caries in mandibular second molars: a cone beam computed tomographic study”, Clin. Oral Investig., vol 24, số p.h 9, tr 3265–3273, tháng 9 2020, doi: 10.1007/s00784-020-03203-w.