ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư đại tràng (UTĐT) là một trong những bệnh thường gặp ở các nước phát triển, là ung thư gây tử vong thứ ba sau ung thư phổi và ung thư vú. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật nội soi mang lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi trong điều trị UTĐT tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang tiến cứu trên 38 bệnh nhân UTĐT được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Triệu chứng đau bụng chiếm tỉ lệ cao nhất (89,5%). Theo dõi sau điều trị bằng phẫu thuật nội soi ghi nhận 86,8% không có biến chứng và kết quả điều trị sau 1 tháng đạt kết quả tốt chiếm 83,3%. Kết luận: UTĐT đang có xu hướng trẻ hóa. Phẫu thuật nội soi trong điều trị UTĐT mang lại nhiều lợi ích trong điều trị cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư đại tràng, phẫu thuật nội soi, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Tài liệu tham khảo
2. Labianca R BGDea. Pathology and biology and stage classifications. Oncology/Hematology. 2010. 74: 106-133.
3. Nguyễn Lê Gia Kiệt (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Crosbie A. B., et al. (2018), “Trends in colorectal cancer incidence among younger adults Disparities by age, sex, race, ethnicity, and subsite”, Cancer Med. 7(8), 4077-4086.
5. Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại (2003), “Cắt đại tràng nội soi”, Y học TP. Hồ Chí Minh, trang 127-132.
6. Huỳnh Thanh Long (2018), “Nghiên cứu mức độ di căn hạch và đánh giá kết quảđiều trịtriệt căn ung thư đại tràng bằng phẫu thuật nội soi”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
7. Shin, Amar, S H Kim and et al. (2014), “Complete mesocolic excision with D3 lymph node dissection in laparoscopic colectomy for stages II and III colon cancer: long-term oncologic outcomes in 168 patients”, Tech Coloproctol, 18(9), pp.795-803.
8. Belizon, A., C. T. Sardinha, and M. E. Sher. (2006), “Converted laparoscopic colectomy: what are the consequences?”, Surgical Endoscopy and Other Interventional Techniques 20 (2006): 947-951.
9. Ihnát, P., Martínek, L., Mitták, M., Vávra, P., Ihnát Rudinská, L., & Zonča, P. (2014). Quality of life after laparoscopic and open resection of colorectal cancer. Digestive Surgery, 31(3), 161-168.