ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC DƯỚI 10 MM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước dưới 10 mm và mối liên quan giữa mô bệnh học với một số yếu tố. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 168 bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước dưới 10 mm, điều trị tại bệnh viện Quân y 175, thời gian từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023. Chẩn đoán phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước dưới 10 mm là 58,77 ± 9,17. Số lượng bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước dưới 10 mm tăng theo tuổi. Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới, tỷ lệ nam/ nữ là 4,99/1. Có 38,7% bệnh nhân có polyp đơn độc. Polyp kích thước dưới 10 mm phân bố rải rác dọc theo khung đại tràng, tập trung ở đại tràng sigma (29,9%) và trực tràng (22,9%). 84,5% polyp không cuống và 98,7% polyp có bề mặt nhẵn. Polyp tuyến ống chiếm tỷ lệ cao nhất (53,9%). Tỷ lệ polyp tăng sản và polyp viêm lần lượt là 25,6% và 16,9%. Có 3,6% bệnh nhân có mô bệnh học là polyp tuyến ống nhánh và không có carcinoma tuyến đại tràng. Phần lớn polyp có mức độ nghịch sản thấp (chiếm 94,4%). Không có mối liên quan giữa phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng kích thước nhỏ hơn 10 mm và mức độ nghịch sản của polyp tân sinh với tuổi, giới của bệnh nhân, đặc điểm cuống và bề mặt của polyp. Tỷ lệ nghịch sản mức độ cao của nhóm bệnh nhân có polyp dưới 10 mm đơn độc cao hơn so với nhóm bệnh nhân có từ 2 polyp trở lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Kết luận: Polyp đại trực tràng kích thước dưới 10 mm có sự hiện diện của thành phần tuyến nhánh có khả năng ung thư hóa cao, polyp đơn độc có mức độ nghịch sản cao hơn so với đa polyp, vì vậy nên theo dõi chặt chẽ, tiến hành cắt bỏ tránh tiến triển thành UTĐTT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Polyp đại trực tràng kích thước dưới 10 mm, hình ảnh nội soi, mô bệnh học.
Tài liệu tham khảo
2. Thái Thị Hồng Nhung, Lương Thị Thủy Loan, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp cắt đốt kết hợp kẹp clip ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng tại bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021. Số 40/2021.
3. Chaput, U., et al., Risk factors for advanced adenomas amongst small and diminutive colorectal polyps: a prospective monocenter study. Digestive and liver disease: official journal of the Italian Society of Gastroenterology and the Italian Association for the Study of the Liver, 2011. 43 8: p. 609-12.
4. Galuppini, F., et al., The histomorphological and molecular landscape of colorectal adenomas and serrated lesions. Pathologica, 2021. 113(3): p. 218-229.
5. Loy, T.S. and P.A. Kaplan, Villous adenocarcinoma of the colon and rectum: a clinicopathologic study of 36 cases. Am J Surg Pathol, 2004. 28(11): p. 1460-5.
6. Lowenfels, A.B., et al., Determinants of polyp size in patients undergoing screening colonoscopy. BMC Gastroenterol, 2011. 11: p. 101.
7. Pickhardt, P.J., et al., The Natural History of Colorectal Polyps: Overview of Predictive Static and Dynamic Features. Gastroenterol Clin North Am, 2018. 47(3): p. 515-536.
8. Rex, D.K., et al., Estimation of impact of American College of Radiology recommendations on CT colonography reporting for resection of high-risk adenoma findings. Am J Gastroenterol, 2009. 104(1): p. 149-53.
9. Shapiro, R., et al., The risk of advanced histology in small-sized colonic polyps: are non-invasive colonic imaging modalities good enough? Int J Colorectal Dis, 2012. 27(8): p. 1071-5.
10. Silva, S.M., et al., Influence of patient age and colorectal polyp size on histopathology findings. Arq Bras Cir Dig, 2014. 27(2): p. 109-13.