ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RAU BONG NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH

Trần Quang Tuấn1,, Nguyễn Anh Tiến1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rau bong non và đánh giá kết quả điều trị rau bong non tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Ra máu âm đạo chiếm tỷ lệ 35,2%, vừa đau bụng vừa ra máu âm đạo chiếm 32,4%. Bệnh lý tiền sản giật: 34,3% trường hợp RBN có tiền sản giật. Suy thai chiếm tỷ lệ 62,9%, mất tim thai 8,6%. Huyết sắc tố < 70 g/l chiếm 2,9%, tiểu cầu < 100 G/l chiếm 13,3%, fibrinogen từ 1-2g/l chiếm 9,5%. Mổ lấy thai cấp cứu 98,1%, đẻ thường 1,9%. Tỷ lệ non tháng 83,8%. Thai chết 13 trường hợp chiếm 12,4%. Không có trường hợp tử vong mẹ nào xảy ra. Kết luận: Không có trường hợp tử vong mẹ nào xảy ra. Các trường hợp phải cắt tử cung chỉ chiếm tỷ lệ thấp.Tuy nhiên vẫn có nhiều các biến chứng cho mẹ và đặc biệt tỷ lệ thai chết chiếm 12,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Trường Duyệt (2003), Tổn thương chảy máu sau rau, Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa. Nhà xuất bản y học và kỹ thuật, tr88.
2. Phan Trường Duyệt - Đinh Thế Mỹ (2000), Rau bong non, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học,tr192-198
3. Nguyễn Thị Minh Huệ (2020), Nghiên cứu về chẩn đoán và xử trí rau bong non tại bệnh viện phụ sản trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học HàNội
4. Ngô Văn Quỳnh (2004), Tình hình rau bong non điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y Hànội.
5. Dickason E, Silvernan B and Kaplan J. (1998), Marternal-Infant Nursing Care, 3rd edition. NewYork: Mosby.
6. Hladky K, Yankowitz J, Hansen WF, (2002), Placental Abruption