KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP MŨI TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT

Nguyễn Thị Khánh Vân1,
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân loại mô bệnh học của polyp mũi tái phát sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 92 bệnh nhân trên 15 tuổi, viêm mũi xoang có polyp tái phát được khám, chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương từ tháng 12/2008 đến tháng 04/2011, được chụp phim cắt lớp vi tính các xoang. Kết quả: số lượng polyp thể viêm gặp nhiều nhất là 151 chiếm 63,4%, tiếp theo là polyp phù nề gặp là 44 chiếm 18,5%, sau đó là polyp tuyến gặp 43 chiếm 18,1%. Loại polyp phù nề hay bạch cầu ái toan này có tỷ lệ tái phát cao nhất và sớm sau phẫu thuật trong 3 loại polyp, và thường gặp trên những trường hợp có viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản. Dị sản vảy gặp là 49 mẫu chiếm 20,6%, và loạn sản không gặp trường hợp nào. Kết luận: Về kết quả mô bệnh học polyp viêm gặp nhiều nhất với 151/238 chiếm 63,4%. Loại polyp phù nề hay bạch cầu ái toan này có tỷ lệ tái phát cao nhất và sớm sau phẫu thuật trong 3 loại polyp, và thường gặp trên những trường hợp có viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản. Sự thay đổi biểu mô với 20,6% là dị sản

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Hồng Điệp (2021), Nghiên cứu hình thái polyp mũi qua nội soi, cắt lớp vi tính và đối chiếu với mô bệnh học, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Thị Hà (2022), Nghiên cứu lâm sàng và mô bệnh học của polyp mũi tái phát. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; tr 3, 36, 40, 82.
3. Nguyễn Hoàng Hải (2020), Đối chiếu lâm sàng và mô bệnh học của polyp mũi, Luận án Thạc sĩ Y học, Hà Nội, tr. 1-33.
4. Ngô Thuỳ Nga (2016), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật nội soi viêm đa xoang mạn tính có polyp tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
5. Võ Thanh Quang (2015), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi - xoang. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Ciprandi G, Gelardi M, Russo C và CS (2020), “Inflammatory cell types in nasal polyps”, Cytopathology, 2: 201–203.
7. Couto LG, Fernades AM (2018), “Histological aspects of rhinosinusal polyps”, Braz J Otorhinolaryngol, 74(2):207-12.
8. Cullen MM, Bolger WE (2021), “Revision endoscopic sinus surgery for recurrent rhinosinusitis”, Diseases of the sinuses diagnosis and management, pp. 245 - 253.
9. Piccirillo JF, Thawle SE, Haiduk A, Kramper M, Wallace M, Hartman JM (1998), "Indications for Sinus Surgery: How Appropriate Are the Guidelines?". Laryngoscope, 108: p.332-337.
10. Seethala RR and Pant H (2020), “Pathology of Nasal Polyps”, Nasal Polyposis, Springer, 17-26.