ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC SẢN KHOA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Nguyễn Minh Anh1,, Huỳnh Thanh Phong1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết cục sản khoa với một số yếu tố liên quan ở thai phụ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 33 sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ đến sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả: Về đặc điểm chung, thai phụ ở nhóm tuổi ≥ 35 chiếm đa số (52%), hơn một nửa thai phụ được kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn. Về kết quả sản khoa, có đến 75,8% thai phụ có tuổi thai lúc sinh ≥37 tuần và hầu hết có phương pháp sinh là mổ lấy thai (90,9%), bên cạnh đó tỷ lệ tiền sản giật và thai to lần lượt là 33,3% và 24,2%. Về biến chứng của thai phụ, hầu hết không có biến chứng (87,9%) và 12,1% có băng huyết sau sinh. Về trẻ sơ sinh, toàn bộ trẻ có chỉ số APGAR 8 – 10 điểm và hầu hết không có biến chứng (81,8%), trong đó hạ đường huyết sơ sinh chiếm 18,2%. Đánh giá kết cục sản khoa ghi nhận đa số không có biến chứng và tuổi thai lúc sinh <37 tuần có liên quan có ý nghĩa thống kê với kết cục sản khoa có biến chứng OR = 12,22 (KTC 95%: 1,88-79,44), p=0,01. Kết luận: ĐTĐTK có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản khoa, hầu hết thai phụ mắc ĐTĐTK được mổ lấy thai và đa số có kết cục sản khoa không có biến chứng. Tuổi thai lúc sinh < 37 tuần có liên quan có ý nghĩa với kết cục sản khoa có biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê VĐ, Lương HT, Trương QV. Kết quả sản khoa đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023;532(1B). doi:10.51298/vmj.v532i1B.7459.
2. Bùi ST, Đặng TMN. Kết quả xử trí sản khoa của thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An năm 2021 - 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023; 522(1): 105-108. doi:10.51298/vmj. v522i1.4237.
3. American Diabetes Association. Standards of medical care in diabetes—2019. Diabetes Care. 2019;39(1):36-94. doi:10.2337/dc19-Sint01.
4. Abdalrahman Almarzouki A. Maternal and neonatal outcome of controlled gestational diabetes mellitus versus high risk group without gestational diabetes mellitus: a comparative study. Med Glas (Zenica). 2013;10(1):70-74. PMID: 23348165.
5. Boriboonhirunsarn D, Waiyanikorn R. Emergency cesarean section rate between women with gestational diabetes and normal pregnant women. Taiwan J Obstet Gynecol. 2016;55(1):64-67. doi:10.1016/j.tjog.2015.08.024.
6. Boriboonhirunsarn D, Talungjit P, Sunsaneevithayakul P, Sirisomboon R. Adverse pregnancy outcomes in gestational diabetes mellitus. Journal of the Medical Association of Thailand = Chotmaihet Thangphaet. 2006 Oct; 89 Suppl 4:S23-8. PMID: 17725139.
7. Eades CE, Burrows KA, Andreeva R, Stansfield DR, Evans JM. Prevalence of gestational diabetes in the United States and Canada: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2024;24(1):204. Published 2024 Mar 15. doi:10.1186/s12884-024-06378-2.
8. Hedderson MM, Ferrara A, Sacks DA. Gestational diabetes mellitus and lesser degrees of pregnancy hyperglycemia: association with increased risk of spontaneous preterm birth. Obstet Gynecol. 2003;102(4):850-856. doi:10.1016/s0029-7844(03)00661-6.
9. Moon JH, Jang HC. Gestational Diabetes Mellitus: Diagnostic Approaches and Maternal-Offspring Complications. Diabetes Metab J. 2022;46(1):3-14. doi:10.4093/dmj.2021.0335.
10. Ye W, Luo C, Huang J, Li C, Liu Z, Liu F. Gestational diabetes mellitus and adverse pregnancy outcomes: systematic review and meta-analysis. BMJ. 2022;377:e067946. Published 2022 May 25. doi:10.1136/bmj-2021-067946.