MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VIÊM MŨI XOANG DO NẤM KHÔNG XÂM LẤN: PHÂN TÍCH 270 BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 TỪ 01/2019 – 01/2024

Vũ Thị Ly1,, Đào Trọng Tuấn1, Tăng Thị Minh Thu1, Bùi Thị Hiền1, Đỗ Thị Thu Hiền1
1 Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh đặc trưng của viêm mũi xoang do nấm không xâm lấn (VMXDNKXL) trên phim chụp CLVT để đưa ra khuyến cáo chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Mô tả loạt 270 BN đã được chẩn đoán xác định VXDNKXL tại khoa phẫu thuật và điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 52,73 ± 8.5, chủ yếu ở nhóm 45-60 tuổi, tỉ lệ nam/nữ ~ 1:2; nhóm BN bị bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính nhiều nhất (40,07%); chủ yếu BN là nhân viên văn phòng (35,56%) và công nhân các khu công nghiệp (29,25%), triệu chứng gặp nhiều nhất: khịt khạc đờm mủ hôi (86,67%), ho (46,29%); nấm xoang 1 bên (97,4%), nấm 1 xoang (94,07%), nấm xoang hàm (94,81%); hình ảnh thường gặp trên phim CLVT: dị dạng vách ngăn (61,85%), quá phát mỏm móc bóng sàng (74,44%), bít tắc phức hợp lỗ ngách (95,92%); xương thành xoang dầy (70,37%), điểm vôi hóa trong lòng xoang (76,29%), doãng rộng phức hợp lỗ ngách (28,89%), doãng rộng lòng xoang (18,89%); điểm vôi hóa gặp ở trung tâm lòng xoang (45,56%). Kết luận: Do bệnh lý VMXDNKXL không điển hình, nó dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý viêm xoang mạn tính khác, vì vậy với những hình ảnh có giá trị gợi ý cao như điểm vôi hóa trong lòng xoang, xương thành xoang dầy, doãng rộng phức hợp lỗ ngách và lòng xoang, CT rất có giá trị trong gợi ý chẩn đoán VMXDNKXL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bongomin F, Gago S, Oladele RO, Denning DW: Global and Multi-National Prevalence of Fungal Diseases-Estimate Precision. J Fungi (Basel). 2017;3(4):57.
2. DeShazo RD, O’Brien M, Chapin K, Soto-Aguilar M, Gardner L, Swain R. A: New classification and diagnostic criteria for invasive fungal sinusitis. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 1997;123(11):1181-1188.
3. Shetty S, Chandrashekar S, Aggarwal N. A: Study on the Prevalence and Clinical Features of Fungal Sinusitis in Chronic Rhinosinusitis. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2020;72(1):117-122.
4. Ms S, S A, H N: Frequency of Granulomatous Invasive Fungal Sinusitis in Patients with Clinical Suspicion of Chronic Fungal Rhinosinusitis. Cureus. 2019;11(5).
5. Dall’Igna C, Palombini BC, Anselmi F, Araújo E, Dall’Igna DP: Fungal rhinosinusitis in patients with chronic sinusal disease. Braz J Otorhinolaryngol. 2005;71(6):712-720.
6. Seo YJ, Kim J, Kim K, Lee JG, Kim CH, Yoon JH: Radiologic characteristics of sinonasal fungus ball: an analysis of 119 cases. Acta Radiol. 2011;52(7):790-795.
7. Klossek JM, Serrano E, Péloquin L, Percodani J, Fontanel JP, Pessey JJ: Functional endoscopic sinus surgery and 109 mycetomas of paranasal sinuses. Laryngoscope. 1997;107(1):112-117.
8. Karthikeyan P, Nirmal Coumare V: Incidence and Presentation of Fungal Sinusitis in Patient Diagnosed with Chronic Rhinosinusitis. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2010;62(4):381-385.