HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỦA POLYP MŨI TÁI PHÁT VÀ VIÊM MŨI XOANG

Nguyễn Thị Khánh Vân1,
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các hình ảnh của cuốn giữa, mỏm móc, phức hợp lỗ ngách, bóng sàng, các hình ảnh bệnh lý xương trên phim chụp cắt lớp vi tính. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 92 bệnh nhân trên 15 tuổi, viêm mũi xoang có polyp tái phát được khám, chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương từ tháng 12/2008 đến tháng 04/2011, được chụp phim cắt lớp vi tính các xoang. Kết quả: Hình ảnh mờ hoàn toàn trên cắt lớp vi tính gặp nhiều ở xoang hàm là 40,9%, xoang sàng trước là 52,7%, xoang sàng sau là 37,5%, xoang trán là 52,7%, xoang bướm là 36,4%. Các hình ảnh bệnh lý về xương phối hợp trên phim CLVT: mỏng vách xương gặp 13,0%; vôi hóa vách xương gặp 9,8%, đè đẩy vách mũi xoang gặp 9,8%. Hình ảnh cuốn giữa quá phát trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất là 69,5%. Hình ảnh mỏm móc quá phát trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất là 69,0%. Hình ảnh bóng sàng không còn trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất là 22,8%. Phức hợp lỗ ngách có hình ảnh polyp trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất là 91,3%. Kết luận: Hình ảnh mờ hoàn toàn ở các xoang và phức hợp lỗ ngách trên cắt lớp vi tính gặp nhiều nhất. Các hình ảnh bệnh lý về xương phối hợp trên phim CLVT: mỏng vách xương, vôi hóa vách xương, đè đẩy vách mũi xoang. Hình ảnh cuốn giữa quá phát trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất. Hình ảnh mỏm móc quá phát trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất. Hình ảnh bóng sàng không còn trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất. Phức hợp lỗ ngách có hình ảnh polyp trên phim chụp CLVT gặp nhiều nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Hồng Điệp (2021), Nghiên cứu hình thái polyp mũi qua nội soi, cắt lớp vi tính và đối chiếu với mô bệnh học, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Tấn Phong (2020), “Điện quang chẩn đoán trong tai mũi họng”, NXB y học Hà nội, tr: 144- 184.
3. Võ Thanh Quang (2015), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi - xoang. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Branstetter BF, Weissman JL (2015), “Role of MR and CT in the paranasal sinuses”, Otolaryngol Clin North Am 38(6):1279–1299.
5. Branstetter IV BF (2020), “Radiologic Imaging of Nasal Polyposis”, Nasal Polyposis, Springer, 45-50.
6. Friedman M, Touriumi DM (2017), “The effect of a temporary naso- antral window on mucociliary clearance: An experimental study”. The Otolatyngologic clinics of North America, 22(4): p.819-830.
7. Friedman M, Landsberg R, Tanyeri H, Schults RA, Kelanic S, Caldarelli DD (2020), “Endoscopic sinus surgery in patients infected HIV”. Laryngoscope, 110: p. 1613- 1616.
8. Harnsberger HR, Wiggins RH, Hudgins PA et al (2021), “Nose and sinus. In: Harnsberger HR (ed) Diagnostic imaging: head and neck”. Amirsys, Salt Lake City, p1–99.
9. Jiannetto DF, Pratt MF (2015), “Correlation between computed tomography and operative findings in functional endoscopic sinus surgery”. Laryngoscope, 105: p. 271- 278.
10. Stammberger HR, Posawetz W (2020), “Functional endoscopic sinus surgery”. Eur.Arch.Otorhinolaryngol, 247: p.63-76.