NGHIÊN CỨU VAI TRÒ XQUANG CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN THỦNG TÁ TRÀNG

Phạm Nguyên Vũ1,, Nghiêm Phương Thảo1, Bùi Anh Thắng1, Nguyễn Võ Đăng Khoa2
1 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Phòng khám Đa khoa Chí Thanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh trên Xquang cắt lớp vi tính (XQCLVT) và xác định giá trị các đặc điểm hình ảnh XQCLVT trong chẩn đoán thủng tá tràng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu trên các bệnh nhân được chẩn đoán thủng tá tràng được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Trưng Vương từ 01/01/2021 đến ngày 31/10/2023. Các dấu hiệu trên XQCLVT được so sánh với kết quả phẫu thuật. Kết quả: Có 39 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó 26 bệnh nhân thủng tá tràng được xác định trên phẫu thuật. Độ tuổi dao động từ 14-88 tuổi, tuổi trung vị là 58 tuổi. Nhóm tuổi thường gặp nhất là 40-59 tuổi (38,46%), nhóm ≤ 40 tuổi và >80 tuổi cùng chiếm 15,4%. Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu là theo dõi thủng tạng rỗng +/- viêm phúc mạc, chiếm 71,8%. Trên XQCLVT, khí tự do trong ổ bụng là dấu hiệu thường gặp nhất (84,6%), độ nhạy của dấu hiệu này cũng cao nhất (88,5%) nhưng độ đặc hiệu thấp (23,1%). Dấu hiệu ít gặp nhất là abscess khu trú quanh tá tràng (2,6%) với độ nhạy thấp nhất (0%) nhưng độ đặc hiệu cao nhất (92,3%). Độ nhạy và độ đặc hiệu của các dấu hiệu khác trên XQCLVT lần lượt là: Khí khu trú quanh tá tràng (độ nhạy 69,2% và độ đặc hiệu 76,9%), khí tự do ổ bụng (độ nhạy 88,5% và độ đặc hiệu 23,1%), dịch khu trú quanh tá tràng (độ nhạy 42,3% và độ đặc hiệu 84,6%), dịch tự do ổ bụng (độ nhạy 76,9% và độ đặc hiệu 7,7%), dày thành tá tràng (độ nhạy 26,9% và độ đặc hiệu 69,2%).  Khi kết hợp hai dấu hiệu mất liên tục thành tá tràng và khí khu trú quanh tá tràng độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương xấp xỉ 100%. Kết luận: XQCLVT có vai trò quan trọng trong chẩn đoán thủng tá tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fernandes T, Oliveira Mi Fau - Castro R, Castro R Fau - Araújo B, Araújo B Fau - Viamonte B, Viamonte B Fau - Cunha R, Cunha R. Bowel wall thickening at CT: simplifying the diagnosis. Insights Imaging. 2014;5(2):195-208.
2. Hainaux B, Agneessens E Fau - Bertinotti R, Bertinotti R Fau - De Maertelaer V, De Maertelaer V Fau - Rubesova E, Rubesova E Fau - Capelluto E, Capelluto E Fau - Moschopoulos C, et al. Accuracy of MDCT in predicting site of gastrointestinal tract perforation. AJR. 2006;187:1179-83.
3. Imuta M, Awai K Fau - Nakayama Y, Nakayama Y Fau - Murata Y, Murata Y Fau - Asao C, Asao C Fau - Matsukawa T, Matsukawa T Fau - Yamashita Y, et al. Multidetector CT findings suggesting a perforation site in the gastrointestinal tract: analysis in surgically confirmed 155 patients. Radiat Med. 2007(0288-2043 (Print)):113-8.
4. Nguyễn Đình Hối. Bệnh học ngoại khoa tiêu hoá. Nhà xuất bản y học 2013.
5. Tôn Long Hoàng Thân, Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Phương Loan. Đặc điểm hình ảnh x quang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật. Y học TPHCM. 2019;23:120-5.
6. Toprak H, Yilmaz TF, Yurtsever I, Sharifov R, Gültekin MA, Yiğman S, et al. Multidetector CT findings in gastrointestinal tract perforation that can help prediction of perforation site accurately. Clin Radiol. 2019;74(9):736.e1-.e7.
7. Yeung KW, Chang Ms Fau - Hsiao C-P, Hsiao Cp Fau - Huang J-F, Huang JF. CT evaluation of gastrointestinal tract perforation. Clin Imaging. 2004;28(5):329-33.