THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) phẫu thuật ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật sạch, sạch nhiễm theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, thiết kế mô tả phân tích hồi cứu trên 387 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại khoa Ngoại tổng hợp và Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Độ tuổi trung vị là 45 tháng tuổi. Nam giới chiếm 84,8%. Phân loại phẫu thuật sạch chiếm 68,7%, phẫu thuật sạch nhiễm chiếm 31,3%. Thời gian phẫu thuật diễn ra dưới 2 giờ chiếm 92,0%, từ 2 giờ đến 4 giờ chiếm 7,0% và kéo dài trên 4 giờ chiếm tỷ lệ 1,0%. Không ghi nhận bệnh nhân nào nhiễm trùng vết mổ. Nhóm cephalosporin được sử dụng nhiều nhất chiếm 98,72%. Tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn độc chiếm 97,68% trong đó cafalothin được sử dụng nhiều nhất chiếm 86,30%. Thời điểm dùng KSDP trước phẫu thuật được chỉ định từ 30 phút đến 60 phút là 85,27%. 99,74% trường hợp được dùng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch Không có trường hợp nào bổ sung liều KSDP trong thời gian phẫu thuật. Thời gian dùng KSDP đa số kéo dài hơn 24 giờ sau phẫu thuật chiếm 91,73%. Kết luận: Việc áp dụng chương trình KSDP trong phẫu thuật ngoại khoa tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã thành công trong việc giảm thiểu và quản lý tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật nhi khoa
Tài liệu tham khảo
2. World Health Organization. Global guidelines for the prevention of surgical site infection: World Health Organization; 2016.
3. K Morikane, PL Russo, KY Lee, M Chakravarthy, ML Ling, E Saguil, et al. 2021. Expert commentary on the challenges and opportunities for surgical site infection prevention through implementation of evidence-based guidelines in the Asia–Pacific Region. Antimicrobial Resistance & Infection Control. 10(1):1-10.
4. JM Badia, AL Casey, N Petrosillo, PM Hudson, SA Mitchell, C Crosby. 2017. Impact of surgical site infection on healthcare costs and patient outcomes: a systematic review in six European countries. Journal of Hospital Infection. 96(1):1-15.
5. Trần Đình Bình, Nguyễn Viết Tứ, Trần Doãn Hiếu, Hoàng Lê Bích Ngọc, Dương Thị Hồng Liên. 2022. Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế năm 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. (45):103-11.
6. Dale W Bratzler, E Patchen Dellinger, Keith M Olsen, Trish M Perl, Paul G Auwaerter, Maureen K Bolon, et al. 2013. Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. Surgical infections. 14(1):73-156.
7. Tugba Bedir Demirdag, Burcu Ceylan Cura Yayla, Hasan Tezer, Anıl Tapısız. 2020. Antimicrobial surgical prophylaxis: Still an issue in paediatrics. Journal of Global Antimicrobial Resistance. 23:224-7.
8. S. J. Rangel, M. Fung, D. A. Graham, L. Ma, C. P. Nelson, T. J. Sandora. 2011. Recent trends in the use of antibiotic prophylaxis in pediatric surgery. J Pediatr Surg. 46(2):366-71.
9. A. Dimopoulou, Papanikolaou, Z., Kourlaba, G., Kopsidas, I., Coffin, S., & Zaoutis, T. 2014. Surgical Site Infections and Compliance with Perioperative Antimicrobial Prophylaxis in Greek Children. Infection Control & Hospital Epidemiology. 35(11):1425-7.
10. D. A. Goldmann, R. A. Weinstein, R. P. Wenzel, O. C. Tablan, R. J. Duma, R. P. Gaynes, et al. 1996. Strategies to Prevent and Control the Emergence and Spread of Antimicrobial-Resistant Microorganisms in Hospitals. A challenge to hospital leadership. Jama. 275(3):234-40.