PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN KÈM CẮT GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Triệu Hồng Phong1,2,, Trần Bảo Long2, Trịnh Quốc Đạt2, Nguyễn Đức Anh2
1 Bệnh viện đa khoa Phúc Yên
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sỏi đường mật trong gan kèm cắt gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên nhóm bệnh nhân được phẫu thuật điều trị sỏi đường mật trong gan kèm cắt gan từ 2018 đến 2023. Nội dung gồm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả sớm ở nhóm bệnh nhân trên. Kết quả: 125 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 56 tuổi, tỉ lệ nữ : nam là 2,47. Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 72,8%, đa số bệnh nhân có chức năng gan trong giới hạn bình thường. Tỉ lệ teo nhu mô gan trái hoặc thùy trái trên phim cộng hưởng từ là 85%, tỉ lệ có sỏi ống mật chủ là 58%. Phẫu thuật cắt hạ phân thùy 2 và 3 chiếm 88% do xơ teo nhu mô gan, thời gian mổ trung bình là 135 phút, không có tai biến hay truyền máu trong mổ. Tỉ lệ gặp biến chứng sau mổ là 10,4%, tất cả đều xếp biến chứng loại I, tỉ lệ sạch sỏi sau mổ đạt 82%. Kết luận: Phẫu thuật cắt gan điều trị sỏi đường mật trong gan là an toàn và hiệu quả, với tỉ lệ tai biến thấp, tỉ lệ sạch sỏi cao, giúp loại bỏ phần gan bị ảnh hưởng và dẫn lưu nước mật nhiễm trùng nhằm giảm nguy cơ tái phát và phát triển ung thư biểu mô đường mật trong gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. New management of hepatolithiasis: Can surgery be avoided? (with video). Accessed April 16, 2024. https://www.elsevier.es/en-revista-gastroenterologia-hepatologia-english-edition--382-pdf-S2444382420300420
2. Trần Bảo Long. Vai trò mổ mở trong điều trị sỏi đường mật hiện nay. In: Những Tiến Bộ Trong Chẩn Đoán và Điều Trị Sỏi Mật. NXB Y học; 2020:129-150.
3. Tsunoda T, Tsuchiya R, Harada N, et al. Long-term results of surgical treatment for intrahepatic stones. The Japanese Journal of Surgery. 1985;15(6): 455-462. doi:10.1007/ BF02470091
4. Feng X, Zheng S, Xia F, et al. Classification and management of hepatolithiasis: A high-volume, single-center’s experience. Intractable Rare Dis Res. 2012;1(4): 151-156. doi: 10.5582/ irdr.2012.v1.4.151
5. Wang W, Yang C, Wang J, Chen W, Wang J. Hepatolithiasis Classification Based on Anatomical Hepatectomy. Journal of Gastrointestinal Surgery. 2023; 27(5):914-925. doi:10.1007/s11605-022-05572-x
6. Clavien PA, Petrowsky H, DeOliveira ML, Graf R. Strategies for Safer Liver Surgery and Partial Liver Transplantation. N Engl J Med. 2007; 356(15): 1545-1559. doi:10.1056/ NEJMra065156
7. Jiang ZJ, Chen Y, Wang WL, et al. Management hepatolithiasis with operative choledochoscopic FREDDY laser lithotripsy combined with or without hepatectomy. Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International. 2013;12(2): 160-164. doi: 10.1016/ S1499-3872(13)60026-0
8. Kim HJ, Kang TU, Swan H, et al. Incidence and Prognosis of Subsequent Cholangiocarcinoma in Patients with Hepatic Resection for Bile Duct Stones. Dig Dis Sci. 2018;63(12):3465-3473. doi:10.1007/s10620-018-5262-6
9. Bridgewater J, Galle PR, Khan SA, et al. Guidelines for the diagnosis and management of intrahepatic cholangiocarcinoma. Journal of Hepatology. 2014;60(6): 1268-1289. doi:10.1016/ j.jhep.2014.01.021
10. Pu T, Chen JM, Li ZH, et al. Clinical online nomogram for predicting prognosis in recurrent hepatolithiasis after biliary surgery: A multicenter, retrospective study. World Journal of Gastroenterology. 2022; 28(7):715-731. doi:10. 3748/wjg.v28.i7.715