MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Lê Văn Minh1, Lê Hoàng Mỷ1, Trần Trung Hậu1, Nguyễn Văn Trình1, Võ Văn Thi1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động kinh là một trong những bệnh thần kinh mạn tính nghiêm trọng phổ biến nhất ảnh hưởng đến khoảng 65 triệu người trên toàn thế giới. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến trẻ về vấn đề sức khỏe tâm thần, nguy cơ chậm phát triển tâm thần vận động. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh động kinh trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi được nhập viện vì co giật và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Với Nhóm bệnh:được chẩn đoán, phân loại động kinh theo International League Against Epilepsy (ILAE) năm 2017. Nhóm chứng: vào viện vì co giật do sốt và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh. Kết quả: Tổng số 201 trường hợp (67 ca bệnh và 134 ca chứng). Theo phân tích đơn biến, các yếu tố nguy cơ liên quan đến động kinh trẻ em như: tuổi của trẻ ≥ 24 tháng; giới tính trẻ là nam; tiền sử sinh non; tiền sử sinh ngạt; tiền căn gia đình co giật do sốt hoặc động kinh; hình thái cơn co giật cục bộ; không có cơn tái phát trong 24 giờ; thời gian co giật ≥ 5 phút. Theo phân tích hồi qui Logistic, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là hình thái cơn co giật cục bộ (OR=20,24), kế đến là tiền sử sinh ngạt (OR=5,37); tuổi của trẻ ≥ 24 tháng (OR=3,20); giới tính trẻ là nam (OR=2,23). Kết luận: Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là hình thái cơn co giật cục bộ, kế đến là tiền sử sinh ngạt, tuổi của trẻ ≥ 24 tháng; giới tính trẻ là nam. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đặng Văn Chức. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh động kinh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ năm 2019 tới 2022. Tạp chí Khoa học sức khỏe. 2023. 1(1), 43-53, doi: 10.59070/ jhs010123001.
2. Fine A., Wirrell E.C. Seizures in children. Pediatrics in review. 2020. 41(7), 321-347, doi: 10.1542/pir.2019-0134.
3. Hunter M.B., Yoong M., Sumpter R.E., et al. Incidence of early-onset epilepsy: A prospective population-based study. Seizure. 2020. 75, 49-54, doi:10.1016/j.seizure.2019.12.020.
4. Mohammed H.B.J., Al-Ogaili S.S.C. Risk Factors Associated with epilepsy among Children in Al-Najaf Province: A Case Control Study. Scopus IJPHRD citation score. 2019. 10(1), 877-882, doi:10.5958/0976-5506.2019.00170.0.
5. Rehman Z.U. Clinical Characteristics and Etiology of Epilepsy in Children Aged Below Two Years: Perspective From a Tertiary Childcare Hospital in South Punjab, Pakistan. Cureus. 2022. 14(4), doi:10.7759/cureus.23854.
6. Sartori S., Nosadini M., Tessarin G., et al. First‐ever convulsive seizures in children presenting to the emergency department: risk factors for seizure recurrence and diagnosis of epilepsy. Developmental Medicine & Child Neurology. 2019. 61(1), 82-90, doi:10.1111/ dmcn.14015.
7. Specchio N., Wirrell E.C., Scheffer I.E., et al. International League Against Epilepsy classification and definition of epilepsy syndromes with onset in childhood: Position paper by the ILAE Task Force on Nosology and Definitions. Epilepsia. 2022. 63(6), 1398-1442, doi:10.1111/ epi.17241.
8. Tenney J.R. Epilepsy-Work-Up and Management in Children. Semin Neurol. 2020. 40(6), 638-646, doi:10.1055/s-0040-1718720.