HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỪ XA TRONG CẢI THIỆN MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Phan Minh Hoàng1,, Nguyễn Hồng Hà2
1 Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị bệnh Nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân tai biến mạch máu não sau 8 tuần sử dụng ứng dụng phục hồi chức năng từ xa. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng Bệnh nhân tai biến mạch máu não đang điều trị tại bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp. Kết quả: Nghiên cứu Hiệu quả phục hồi chức năng từ xa trong cải thiện mức độ độc lập trong sinh hoạt ở người bệnh tai biến mạch máu trên 68 bệnh nhân, 34 ca ở nhóm chứng và 34 ca ở nhóm can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau can thiệp ở hai nhóm p<0,001. Ở nhóm can thiệp, từ 73,6 ± 24,9 sau 8 tuần tổng điểm FIM là 91,7 ± 24,1 tăng 18,0 ± 4,2. Ở nhóm chứng, từ 83,7 ± 24,2 sau 8 tuần tổng điểm FIM là 103,3 ± 24,2, tăng lên 19,7 ± 7,2. Không có sự khác biệt về hiệu quả can thiệp ở nhóm can thiệp à nhóm chứng p=0,256. Kết luận: Hiệu quả can thiệp sau 8 tuần cho thấy cải thiện mức độ chức năng độc lập trong cả hai nhóm. Đề xuất ứng dụng phục hồi chức năng từ xa rộng rãi hơn và phát triển chất lượng ứng dụng nhầm nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng từ xa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benjamin EJ, Muntner P, Alonso A, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2019 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. Mar 5 2019;139(10):pp. e56-e528. doi:10.1161/cir.0000000000000659
2. Cong N. Stroke care in Vietnam. International journal of stroke: official journal of the International Stroke Society. Nov 2007;2(4):279-80. doi:10.1111/j.1747-4949.2007.00149.x
3. Mehndiratta MM, Singhal AB, Chaturvedi S, Sivakumar MR, Moonis M. Meeting the challenges of stroke in India. Neurology. Jun 11 2013;80(24): pp. 2246-2247. doi:10.1212/ WNL.0b013e318296e7c3
4. Peretti A, Amenta F, ayebati SK, Nittari G, Mahdi SS. Telerehabilitation: Review of the State-of-the-Art and Areas of Application. JMIR rehabilitation and assistive technologies. Jul 21 2017;4(2):e7. doi:10.2196/rehab.7511
5. Hailey D, Roine R, Ohinmaa A, Dennett L. Evidence of benefit from telerehabilitation in routine care: a systematic review. Journal of telemedicine and telecare. 2011;17(6):pp. 281-287. doi:10.1258/jtt.2011.101208
6. Lerner DJ, Kannel WB. Patterns of coronary heart disease morbidity and mortality in the sexes: a 26-year follow-up of the Framingham population. American heart journal. 1986;111(2): 383-390.
7. Clinic M. Stroke. Mayoclinic. Accessed 21/10, 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113
8. Sarfo FS, Adamu S, Awuah D, S K, Ovbiagele B. Potential role of tele-rehabilitation to address barriers to implementation of physical therapy among West African stroke survivors: A cross-sectional survey. J Neurol Sci. 2017;381:pp. 203-208. doi:10.1016/j.jns.2017.08.3265
9. Chen SC, Lin CH, Su SW, Chang YT, Lai CH. Feasibility and effect of interactive telerehabilitation on balance in individuals with chronic stroke: a pilot study. Journal of neuroengineering rehabilitation. 2021;18(1):pp. 1-11.