TÌNH TRẠNG PHỤC HÌNH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH RĂNG ĐÃ MẤT CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, NĂM HỌC 2023-2024

Bùi Trần Hoàng Huy1, Trần Văn Thước2, Lê Nguyên Lâm3,
1 Trường Đại Học Trà Vinh
2 Trường Cao đẳng Bến Tre
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất răng là hậu quả nghiêm trọng của các vấn đề răng miệng gây ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ toàn thân theo đó tình trạng phục hình chưa tốt và nhu cầu điều trị phục hình là vấn đề rất được quan tâm trong nha khoa hiện nay. Việc phục hình lại răng mất diễn ra càng sớm càng tốt nhất là ở những người trẻ tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị phục hình răng của sinh viên năm nhất Trường Đại học Trà Vinh 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 325 bệnh nhân là sinh viên năm nhất đến khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Trà Vinh từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 12 năm 2024. Kết quả: Trong số bệnh nhân mất răng thì bệnh nhân chưa từng thực hiện phục hình răng chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%, trong số các phục hình có sẵn thì tỷ lệ phục hình tốt chỉ chiếm 30,5%, khảo sát nhu cầu phục hình thì nhu cầu phục hình rất cao chiếm 93%, nhóm tuổi 18-22 tuổi có nhu cầu điều trị cao nhất là cần phục hình 1 đơn vị 51,2% và cần phục hình cầu răng chiếm 41,2% cao hơn các hình thức phục hình còn lại trong nhóm và cao hơn so với nhóm 23-29 tuổi. Kết luận: Nhu cầu điều trị phục hình cao ở nhóm bệnh nhân trẻ, hình thức lựa chọn chủ yếu là phục hình cố định mão răng hoặc cầu răng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hung, H. C., et al. (2003), "Tooth loss and dietary intake", J Am Dent Assoc. 134(9), pp. 1185-92.
2. Gordon, J. H., et al. (2019), "Association of Periodontal Disease and Edentulism With Hypertension Risk in Postmenopausal Women", Am J Hypertens. 32(2), pp. 193-201.
3. Okoro, Catherine, et al. (2005), "Tooth loss and heart disease: Findings from the Behavioral Risk Factor Surveillance System", American journal of preventive medicine. 29, pp. 50-6.
4. Jung, E. S., Lee, K. H., and Choi, Y. Y. (2019), "Association between oral health status and chronic obstructive pulmonary disease in Korean adults", Int Dent J.
5. Dewake, N., et al. (2020), "Posterior occluding pairs of teeth or dentures and 1-year mortality in nursing home residents in Japan", J Oral Rehabil. 47(2), pp. 204-211.
6. Gomes Filho, V. V., et al. (2019), "Tooth loss in adults: factors associated with the position and number of lost teeth", Rev Saude Publica. 53, p. 105.
7. Patil, V. V., et al. (2012), "Tooth loss, prosthetic status and treatment needs among industrial workers in Belgaum, Karnataka, India", J Oral Sci. 54(4), pp. 285-92.
8. Nguyen, T. C., et al. (2010), "Oral health status of adults in Southern Vietnam - a cross-sectional epidemiological study", BMC Oral Health. 10, p. 2.