KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN TẠI BỆNH VIỆN K

Trương Mạnh Cường1, Phạm Thế Anh1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phẫu thuật triệt căn được khuyến cáo là phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện thời gian sống thêm đối với ung thư đường mật trong gan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư đường mật trong gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 33 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư đường mật trong gan tại khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ - Bệnh viện K từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 58.8 ± 11.1 tuổi. 18.2% bệnh nhân có tiền sử viêm gan B và C. Tất cả bệnh nhân có chức năng gan trước mổ tốt (Child A 100%). Cắt gan phải chiếm 42.4% trường hợp, cắt gan trái chiếm 57.6% trường hợp. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 15.7 ± 12 ngày. 18.1% bệnh nhân có biến chứng sau mổ, gồm suy gan sau mổ (3.0%), cổ chướng (9.1%), nhiễm khuẩn huyết (3.0%) và viêm phổi (3.0%). Không có tử vong sớm sau mổ. Di căn hạch gặp ở 45.5% trường hợp. Kết luận: Phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị ung thư đường mật trong gan với tỷ lệ tai biến sớm sau mổ thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Banales J M, Marin J J, Lamarca A, et al. Cholangiocarcinoma 2020: the next horizon in mechanisms and management. Nature reviews Gastroenterology & hepatology. 2020;17(9), pp. 557-588.
2. Liver Cancer Study Group of Japan. The general rules for the clinical and pathological study of primary liver cancer. 2nd English ed. Tokyo JKC, Ltd., ed., 2003.
3. Ikai I, Arii S, Okazaki M, et al. Report of the 17th nationwide follow-up survey of primary liver cancer in Japan. Hepatol Res. 2007;37:676–91.
4. Morimoto Y, Tanaka Y, Ito T, et al. Long-term survival and prognostic factors in the surgical treatment for intrahepatic cholangiocarcinoma. J Hepatobiliary Pancreat Surg. 2003;10:432-440.
5. Luo X, Yuan L, Wang Y, et al. Survival Outcomes and Prognostic Factors of Surgical Therapy for All Potentially Resectable Intrahepatic Cholangiocarcinoma: A Large Single-Center Cohort Study. J Gastrointest Surg 2014;18:562-72.
6. Jutric Z, Johnston WC, Hoen HM, et al. Impact of lymph node status in patients with intrahepatic cholangiocarcinoma treated by major hepatectomy: a review of the National Cancer Database. HPB (Oxford). 2016;18:79-87.
7. Kim JM, Cho BI, Kwon CHD, et al. Hepatectomy is a reasonable option for older patients with hepatocellular carcinoma. The American Journal of Surgery. 2015;209(2),391-397.
8. Đạt TQ. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt gan do ung thư đường mật trong gan. Luận văn bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội. 2010.
9. Shimada K, Sano T, Nara S, et al. Therapeutic value of lymph node dissection during hepatectomy in patients with intrahepatic cholangiocellular carcinoma with negative lymph node involvement. Surgery. 2009;145:411–6.
10. Addeo P, Jedidi I, Locicero A, et al. Prognostic impact of tumor multinodularity in intrahepatic cholangiocarcinoma. 2019;23,1801-1809.