ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG HỆ THỐNG SỌ MẶT CỦA TRẺ TỪ 7 ĐẾN 13 TUỔI TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG

Đống Thị Kim Uyên1, Lê Hoàng Sơn1,
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm tăng trưởng hệ thống sọ mặt của trẻ em Việt Nam trong giai đoạn từ 7 đến 13 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 691 phim sọ nghiêng của 287 trẻ em thỏa điều kiện. Các phim sọ nghiêng được chụp với cùng một kỹ thuật bởi một kỹ thuật viên để hạn chế tối đa sự sai lệch do các yếu tố chủ quan. Các phim được vẽ lại trên giấy chuyên dụng của chỉnh hình, xác định các điểm chuẩn và đo đạc khoảng cách, góc độ bởi nghiên cứu viên. Các điểm chuẩn xác định bao gồm: điểm S (Sella turcia), điểm N (Nasion), điểm Ba (Basion), điểm ANS (Anterior nasal spine), điểm A, điểm B, điểm Gn (Gnathion), điểm Me (Menton) và điểm Go (Gonion). Từ các điểm chuẩn này, các nhóm biến số đại diện cho kích thước của các vùng thuộc hệ thống sọ mặt được đo đạc bao gồm: nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới, chiều cao các tầng mặt. Các kết quả được xử lý thống kê với mức khác biệt có ý nghĩa là p < 0,05. Kết quả: Trong giai đoạn 7 đến 13 tuổi, các giá trị khoảng cách và góc độ đều có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ góc nền sọ Ba-S-N. Tỉ lệ chiều cao và chiều dài của các kích thước có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê theo một chiều hướng. Trong giai đoạn này, phức hợp sọ mặt có sự tăng trưởng cả ba chiều không gian. Trong đó, chiều dài xương hàm dưới và chiều cao tầng sau mặt là hai giá trị tăng nhiều nhất. Chiều dài nền sọ trước là giá trị ít có sự thay đổi nhất. Kết luận: Các thành phần của phức hợp sọ mặt đều có sự thay đổi kích thước đáng kể trong giai đoạn 7-13 tuổi. Tỉ lệ các thành phần cũng có sự thay đổi, cho thấy mỗi thành phần trong phức hợp sọ mặt có sự thay đổi hình dạng khuôn mặt. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê NL, Nguyễn BH. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ở trẻ từ 12-15 tuổi theo phân tích Ricketts. Tạp chí Y học thực hành. 2014; 923(6): 67-71.
2. Đình Khởi T, Ngọc Khuê L, Thị Dung Đ, Ngọc Chiều H, Diệu Hồng Đ. Một số đặc điểm cấu trúc sọ mặt ở trẻ em người Kinh từ 7-9 tuổi trên phim sọ nghiêng theo phân tích Ricketts. Tạp chí Y học Việt Nam. 09/13 2021;505(2)doi:10.51298/ vmj.v505i2.1138
3. Bambha JK, Van Natta P. Longitudinal study of facial growth in relation to skeletal maturation during adolescence. American Journal of Orthodontics. 1963/07/01/ 1963;49(7):481-493. doi:10.1016/0002-9416(63)90203-3
4. Nanda RS, Ghosh J. Longitudinal growth changes in the sagittal relationship of maxilla and mandible. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 1995/01/01/ 1995; 107(1):79-90. doi:https://doi.org/10.1016/S0889-5406(95)70159-1
5. Lux CJ, Conradt C, Burden D, Komposch G. Transverse development of the craniofacial skeleton and dentition between 7 and 15 years of age--a longitudinal postero-anterior cephalometric study. Eur J Orthod. Feb 2004;26(1):31-42. doi:10.1093/ejo/26.1.31
6. Thordarson A, Johannsdottir B, Magnusson TE. Craniofacial changes in Icelandic children between 6 and 16 years of age - a longitudinal study. Eur J Orthod. Apr 2006;28(2):152-65. doi: 10.1093/ejo/cji084
7. Coben SE. The integration of facial skeletal variants: A serial cephalometric roentgenographic analysis of craniofacial form and growth. American Journal of Orthodontics. 1955/06/01/ 1955; 41(6):407-434. doi:https://doi.org/10.1016/ 0002-9416(55)90153-6
8. Dermaut LR, O'Reilly MI. Changes in anterior facial height in girls during puberty. Angle Orthod. Apr 1978; 48(2): 163-71. doi:10.1043/0003-3219 (1978)048<0163:Ciafhi>2.0.Co;2